Giáo án Base Hóa học 8 Chân trời sáng tạo

32 16 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: KHTN
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 11 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Hóa học 8 Chân trời sáng tạo được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng phần học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 8 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(32 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Trường THCS ………….
Họ và tên giáo viên
Tổ: ……………………… BÀI 10: BASE
Thời gian thực hiện: (3 tiết) Tuần: Ngày soạn: Thời gian thực hiện: I. Mục tiêu 1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH-)
- Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.
- Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo
muối, nêu và giải thích được hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của base.
- Tra được bảng tính tan để biết một số hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan. 2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động, tự tìm hiểu về khái niệm base, tính chất của
base và tra bảng tính tan.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về base.
+ Hoạt động nhóm có hiệu quả theo yêu cầu của GV trong khi thảo luận, đảm bảo các
thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành
viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn
thành các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận thức KHTN: Trình bày được khái niệm base, nêu được kiềm là các
hydroxide tan tốt trong nước.


- Năng lực tìm hiểu KHTN: Quan sát các thí nghiệm base, nêu và giải thích được
hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của base được học trong bài.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được hợp chất nào có tính
chất base, phân loại và nêu được tính chất của base được học trong bài. Tra được
bảng tính tan để biết được một số hydroxide. 3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- Trung thực: Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề của bài học.
- Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên
- Giáo án, slide, máy tính, máy chiếu, bảng nhóm, các hình ảnh theo SGK.
- Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, mặt kính đồng hồ, thìa thủy tinh, kẹp gỗ.
- Hóa chất: Dung dịch NaOH loãng, dung dịch HCl, Mg(OH)2, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein. - Phiếu học tập. 2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK, SBT, dụng cụ học tập
- Đọc trước nội dung bài 10. Base, tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài học qua internet, sách báo. - Giấy A0.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút) a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề để học sinh biết được vai trò
của base trong cuộc sống.

b) Nội dung:
- Cho học sinh xem video quy trình làm bánh mứt.
- Học sinh quan sát các mẫu sau:
(1) Bí đao ngâm trong nước vôi trong làm mứt;
(2) Cà chua ngâm trong nước vôi trong làm mứt.
? Để tránh nguyên liệu bị nát vụn khi chế biến trong quá trình làm bánh mứt người ta
thường ngâm nguyên liệu vào nước vôi trong. Trong quá trình đó độ chua của một số
loại quả sẽ giảm đi. Vì sao lại như vậy? c) Sản phẩm:
- Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong
vấn đề nghiên cứu. Dự kiến sản phẩm:
Nước vôi trong có tính kiềm sẽ tác dụng với acid trong các loại quả làm cho độ chua
của một số loại quả sẽ giảm đi.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh xem video quy trình làm bánh mứt.
- Quan sát mẫu, hình ảnh trên máy chiếu và trả lời câu hỏi:
? Để tránh nguyên liệu bị nát vụn khi chế biến trong quá trình làm bánh mứt người ta
thường ngâm nguyên liệu vào nước vôi trong. Trong quá trình đó độ chua của một số
loại quả sẽ giảm đi. Vì sao lại như vậy?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi của GV đưa ra.
- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
* Báo cáo, thảo luận


- GV yêu cầu 2 - 3 HS đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, đặt vấn đề vào bài:
Nước vôi trong là một dung dịch base. Vậy base là gì? Base có những tính chất nào?
Có mấy loại base? Bài học ngày hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu vấn đề này.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (95 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm của base và tính tan của các base. (35 phút) a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH-), cách gọi tên và công thức hóa học của
một số base thông dụng.
- Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.
- Tra được bảng tính tan để biết một số hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan. b) Nội dung:
- GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức.
- GV giới thiệu các loại thực phẩm chứa hàm lượng base cao.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Tìm hiểu khái niệm base:
a. Thành phần phân tử của base có đặc điểm gì chung?
b. Hãy cho biết mối quan hệ giữa số nhóm OH và hoá trị của kim loại trong phân tử base.
c. Trường hợp nào base được gọi là kiềm?
d. Viết công thức chung của base chứa kim loại M hoá trị n.
2. Màu sắc của các base không tan là đặc trưng cho kim loại (M) hay nhóm hydroxide (OH)?
3. Sử dụng bảng tính tan ở Phụ lục 1, hãy xác định các base sau đây tan hay không
tan trong nước: NaOH; Fe(OH)3; Fe(OH)2; KOH. c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS, dự kiến:


zalo Nhắn tin Zalo