Trường THCS ………….
Họ và tên giáo viên
Tổ: ……………………… BÀI 2:
BIẾN ĐỔI VẬT LÝ VÀ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC Tuần: Tiết: Ngày soạn: Thời gian thực hiện: I. MỤC TIÊU 1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.
- Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi
vật lí và sự biến đổi hoá học.
- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV
đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải
quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2. Phẩm chất
- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên
- Các video thí nghiệm (Có mã QR code):
+ Thí nghiệm: Làm biến đổi trạng thái của nước đá.
+ Thí nghiệm: Làm đục nước vôi trong.
+ Thí nghiệm: Đốt cháy kim loại magnesium (Mg).
- Phiếu học tập, slide, máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh
- Kéo thủ công, giấy A4, đoạn dây điện dài khoảng 20 cm. - SGK, vở ghi…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới. b. Nội dung:
- GV sử dụng câu hỏi mở đầu dẫn dắt học sinh vào bài mới:
Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời sống. Ví dụ kem sẽ
tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi
chín có vị ngọt, … những biến đổi này có giống nhau không? Chúng thuộc loại biến đổi nào? c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh, dự kiến:
Những biến đổi này không giống nhau.
+ Kem tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian là biến đổi vật lí.
+ Trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt là biến đổi hoá học.
- Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai. GV không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ
vào đó để dẫn dắt học sinh vào bài mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề: Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời
sống. Ví dụ kem sẽ tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có
vị chát nhưng khi chín có vị ngọt, … những biến đổi này có giống nhau không? Chúng
thuộc loại biến đổi nào?
- HS tiếp nhận vấn đề.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời. - GV theo dõi, quan sát.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện 1 HS trả lời, các học sinh còn lại chú ý lắng nghe, theo dõi.
- GV ghi câu trả lời của HS lên góc phải của bảng. Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc
sai. GV không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt học sinh vào bài mới.
GV dẫn dắt vào bài: Để nhận xét câu trả lời của bạn là đúng hay sai, sau đây cô sẽ
cùng các em tìm hiểu bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự biến đổi vật lí a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí.
- Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí.
- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí. b) Nội dung:
- Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1 từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Thực hiện thí nghiệm 1 và cho biết: Sau Thí nghiệm 1, tờ giấy A4 bị cắt ra có thay đổi
so với tờ giấy A4 còn lại? Vật liệu làm nên tờ giấy A4 có bị biến đổi không?
2. Quét mã QR, xem video thí nghiệm và cho biết:
- Ở Thí nghiệm 2, đã có những biến đổi nào xảy ra với viên nước đá? Hãy kể tên của
những quá trình biến đổi đó.
- Trong quá trình thay đổi trạng thái, chất tạo nên nước đá có bị biến đổi không?
3. Thực hiện thí nghiệm 3. Kết quả thu được từ thí nghiệm 3 có làm biến đổi về chất không? Vì sao?
4. Dấu hiệu nào cho ta biết một chất bị biến đổi vật lí? Hãy kể thêm một số ví dụ về biến
đổi vật lí trong cuộc sống.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh, dự kiến:
1. Sau thí nghiệm 1 tờ giấy A4 bị cắt ra không thể ghép lại được như tờ giấy A4 ban
đầu. Tuy nhiên vật liệu làm tờ giấy A4 không bị biến đổi.
2: Các biến đổi xảy ra đối với viên nước đá:
+ Quá trình viên nước đá từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, quá trình này còn được gọi là quá trình nóng chảy.
+ Quá trình nước lỏng chuyển sang hơi, quá trình này còn được gọi là quá trình bay hơi.
Trong quá trình thay đổi trạng thái, chất tạo nên viên nước đá không bị biến đổi.
3: Kết quả thu được từ thí nghiệm 3 này không làm biến đổi về chất chỉ có sự biến đổi về hình dạng …
4: Dấu hiệu cho biết một chất bị biến đổi vật lí: Khi vật thể bị biến đổi về hình dạng,
trạng thái, kích thước, … mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
Một số ví dụ về biến đổi vật lí trong cuộc sống:
- Nghiền gạo thành bột gạo.
- Nước lỏng đông lại thành nước đá khi đưa vào tủ lạnh.
- Băng tuyết tan vào mùa hè.
- Cắt nhỏ đoạn dây thép …
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. Sự biến đổi vật lí
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm Khi vật thể bị biến đổi về hình dạng,
hoàn thành phiếu học tập số 1.
trạng thái, kích thước … mà vẫn giữ
Giáo án Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học Hóa học 8 Chân trời sáng tạo
137
69 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Hóa học 8 Chân trời sáng tạo được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Hóa học 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng phần học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 8 Chân trời sáng tạo.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(137 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)