Ngày soạn: …. /…. /….
CHUYÊN ĐỀ 2 (15 tiết). ĐÔ THỊ HÓA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về đô thị hóa theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nêu được ý
nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.
- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển. Phân biệt được quy mô của
các đô thị. Nhận xét và giải thích được xu hướng đô thị hóa ở các nước phát triển.
- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.
- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Nhận xét và giải
thích được xu hướng đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Phân tích được tác động tích cực
và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước
đang phát triển. Liên hệ được với thực tế Việt Nam.
- So sánh được đặc điểm đô thị hóa giữa hai nhóm nước: phát triển, đang phát triển.
- Xác định được trên bản đồ thế giới một số siêu đô thị.
- Vẽ được biểu đồ cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới hoặc một số nước. 2. Năng lực: * Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan
điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ
giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn
thông tin SGK, Atlat, bản đồ…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Sử dụng được bản đồ để xác định được tỉ lệ dân thành thị, quy mô dân số đô thị. - Tìm hiểu địa lí:
+ Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ, Atlat…
+ Biết đọc và sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu
tin cậy về đô thị hóa. 3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và
khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn
thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong học tập. 1
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản
thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học.
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân: Xem ảnh và nhận diện các đô thị.
* Câu hỏi: Đoán tên thành phố ứng với bức ảnh nhìn thấy?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên các thành phố.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về đô thị ở nước
phát triển và nước đang phát triển và tổ chức cho HS chơi trò đoán tên thành phố như Tô-
ky-ô (Nhật Bản), Xin-ga-po (Singapore), Niu Oóc (Hoa Kỳ), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam), …
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Đô thị hóa là xu thế tất yếu của quá trình phát triển. Vậy đô thị hóa được hiểu như thế
nào? Tỉ lệ dân thành thị có ý nghĩa gì? Đô thị hóa ở các nước phát triển và đang phát triển
có đặc điểm gì? Đô thị hóa ở hai nhóm nước này sẽ diễn ra theo xu hướng nào?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đô thị hóa
a) Mục đích: HS phân tích được khái niệm đô thị hóa và ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động nhóm để tìm hiểu về đô thị hóa.
* Nhóm 1, 3: Đọc thông tin và dựa vào bảng 2.1, hãy:
+ Trình bày khái niệm đô thị hóa theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. VD minh họa?
+ Nhận xét những biểu hiện của đô thị hóa trên thế giới?
* Nhóm 2, 4: Đọc thông tin và vựa vào hình 2.1, bảng 2.2, bảng 2.3, bảng 2.4, hãy:
+ Cho biết tỉ lệ dân thành thị có ý nghĩa gì?
+ Nhận xét tỉ lệ dân thành thị của hai nhóm nước và của một số nước trên thế giới.
+ Nhận xét mối quan hệ giữa tỉ lệ dân thành thị với một số tiêu chí chất lượng cuộc sống. 2
Bảng 2.1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1970-2020 Năm 1970 1990 2010 2020 Tiêu chí
Số dân thành thị (triệu người) 1354 2290 3595 4379
Tỉ lệ dân thành thị (%) 36,6 43,0 51,7 56,2
Bảng 2.2. Tỉ lệ dân thành thị của các nhóm nước giai đoạn 1970-2020 Năm 1970 1990 2010 2020 Tiêu chí
Nhóm nước phát triển 66,8 72,4 77,2 79,1
Nhóm nước đang phát triển 25,3 34,9 46,1 51,7
Bảng 2.3. Tỉ lệ dân thành thị và một số tiêu chí chất lượng cuộc sống của một số nước năm 2019
Tỉ lệ dân thành thị Số năm đi học trung bình GDP/người Nước (%) (năm) (USD) Na Uy 82,6 12,9 75419 Nhật Bản 91,6 12,9 40246 Bô-li-vi-a 69,5 9,0 3552 Sát 23,3 2,5 709 Ni-giê 16,5 2,1 553 Thế giới 55,7 8,5 11433
Bảng 2.2. Tỉ lệ dân thành thị, GDP/người, tỉ lệ GDP nhóm ngành phi nông nghiệp
của thế giới giai đoạn 1970-2020 Năm 1970 1990 2010 2020 Tiêu chí
Tỉ lệ dân thành thị (%) 36,6 43,0 51,7 56,2 GDP/người (USD) 803 4285 9553 11433
Tỉ lệ GDP nhóm ngành phi nông nghiệp (%) 87,3 91,1 91,1 91,5
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. ĐÔ THỊ HÓA
1. Khái niệm đô thị hóa 3
- Theo nghĩa hẹp: đô thị hóa là quá trình phát triển đô thị, với biểu hiện đặc trưng là tăng
quy mô dân số và diện tích đô thị.
- Theo nghĩa rộng: đô thị hóa là quá trình không chỉ tăng quy mô dân số đô thị và mở rộng
không gian đô thị; mà còn bao gồm những thay đổi trong phân bố dân cư, cơ cấu dân số,
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và trong lối sống, văn hóa, tổ chức không gian môi trường sống.
2. Ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị
- Tỉ lệ dân thành thị được dùng để so sánh mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia, các châu lục, các nhóm nước,…
- Tỉ lệ dân thành thị càng lớn, mức độ đô thị hóa càng cao.
- Các nước và khu vực có tỉ lệ dân thành thị cao thì khối lượng dịch vụ được tạo ra nhiều,
hoạt động kinh tế phát triển và chất lượng cuộc sống được cải thiện.
- Tỉ lệ dân thành thị càng cao thì tỉ lệ GDP nhóm ngành phi nông nghiệp, công nghiệp, và
dịch vụ, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp càng tăng nhanh.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu đô thị hóa ở các nước phát triển
(Phần: đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển)
a) Mục đích: HS phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển. Phân biệt được quy mô của các đô thị.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động nhóm để tìm hiểu về đặc
điểm đô thị hóa ở các nước phát triển. Nhóm Hình/bảng Nội dung tìm hiểu 1
Đô thị hóa diễn ra từ rất sớm và gắn liên với công nghiệp hóa 2 Bảng 2.5
Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm 3 Hình 2.2
Tỉ lệ dân thành thị cao và có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước 4 Bảng 2.6
Quy mô các đô thị cực lớn được đẩy mạnh phát triển 5
Đô thị có tầm ảnh hưởng lớn, lối sống đô thị diễn ra phổ biến
Bảng 2.5. Số dân thành thị và tốc độ gia tăng số dân thành thị của các nước phát triển giai đoạn 1970-2020 Năm 1970 1990 2010 2020 Tiêu chí
Số dân thành thị (triệu người) 674 830 954 1004
Tốc độ gia tăng số dân thành thị (%) 1,9 0,9 0,8 0,5 4
Giáo án chuyên đề 2 Đô thị hóa Địa lí 10 Cánh diều
0.9 K
465 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án chuyên đề Địa lí 10 Cánh diều được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ bài giảng powerpoint chuyên đề Địa lí lớp 10 Cánh diều bao gồm đầy đủ các bài giảng trong cả năm học, được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng phần học và bám sát chương trình chuyên đề Địa lí lớp 10 bộ Cánh diều.
- Quý thầy/cô tham khảo Giáo án word đồng bộ với bản giáo án ppt - Mua combo 2 bộ giá 350k
https://tailieugiaovien.com.vn/tai-lieu/bai-giang-powerpoint-chuyen-de-dia-li-10-canh-dieu-20486
Đánh giá
4.6 / 5(929 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Địa Lý
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 10
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Ngày soạn: …. /…. /….
CHUYÊN ĐỀ 2 (15 tiết). ĐÔ THỊ HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về đô thị hóa theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nêu được ý
nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.
- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển. Phân biệt được quy mô của
các đô thị. Nhận xét và giải thích được xu hướng đô thị hóa ở các nước phát triển.
- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.
- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Nhận xét và giải
thích được xu hướng đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Phân tích được tác động tích cực
và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước
đang phát triển. Liên hệ được với thực tế Việt Nam.
- So sánh được đặc điểm đô thị hóa giữa hai nhóm nước: phát triển, đang phát triển.
- Xác định được trên bản đồ thế giới một số siêu đô thị.
- Vẽ được biểu đồ cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới hoặc
một số nước.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động
cá nhân/nhóm.
+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan
điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ
giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá
nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn
thông tin SGK, Atlat, bản đồ…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Sử dụng được bản đồ để xác định được tỉ lệ dân thành thị, quy mô dân số đô thị.
- Tìm hiểu địa lí:
+ Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ, Atlat…
+ Biết đọc và sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu
tin cậy về đô thị hóa.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và
khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn
thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong học tập.
1
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản
thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt
động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học.
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân: Xem ảnh và nhận
diện các đô thị.
* Câu hỏi: Đoán tên thành phố ứng với bức ảnh nhìn thấy?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên các thành phố.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về đô thị ở nước
phát triển và nước đang phát triển và tổ chức cho HS chơi trò đoán tên thành phố như Tô-
ky-ô (Nhật Bản), Xin-ga-po (Singapore), Niu Oóc (Hoa Kỳ), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam),
…
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt
HS vào bài học mới.
Đô thị hóa là xu thế tất yếu của quá trình phát triển. Vậy đô thị hóa được hiểu như thế
nào? Tỉ lệ dân thành thị có ý nghĩa gì? Đô thị hóa ở các nước phát triển và đang phát triển
có đặc điểm gì? Đô thị hóa ở hai nhóm nước này sẽ diễn ra theo xu hướng nào?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đô thị hóa
a) Mục đích: HS phân tích được khái niệm đô thị hóa và ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động nhóm để tìm hiểu về đô thị
hóa.
* Nhóm 1, 3: Đọc thông tin và dựa vào bảng 2.1, hãy:
+ Trình bày khái niệm đô thị hóa theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. VD minh họa?
+ Nhận xét những biểu hiện của đô thị hóa trên thế giới?
* Nhóm 2, 4: Đọc thông tin và vựa vào hình 2.1, bảng 2.2, bảng 2.3, bảng 2.4, hãy:
+ Cho biết tỉ lệ dân thành thị có ý nghĩa gì?
+ Nhận xét tỉ lệ dân thành thị của hai nhóm nước và của một số nước trên thế giới.
+ Nhận xét mối quan hệ giữa tỉ lệ dân thành thị với một số tiêu chí chất lượng cuộc
sống.
2
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Bảng 2.1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1970-2020
Năm
Tiêu chí
1970 1990 2010 2020
Số dân thành thị (triệu người) 1354 2290 3595 4379
Tỉ lệ dân thành thị (%) 36,6 43,0 51,7 56,2
Bảng 2.2. Tỉ lệ dân thành thị của các nhóm nước giai đoạn 1970-2020
Năm
Tiêu chí
1970 1990 2010 2020
Nhóm nước phát triển 66,8 72,4 77,2 79,1
Nhóm nước đang phát triển 25,3 34,9 46,1 51,7
Bảng 2.3. Tỉ lệ dân thành thị và một số tiêu chí chất lượng cuộc sống của một số nước
năm 2019
Nước
Tỉ lệ dân thành thị
(%)
Số năm đi học trung bình
(năm)
GDP/người
(USD)
Na Uy 82,6 12,9 75419
Nhật Bản 91,6 12,9 40246
Bô-li-vi-a 69,5 9,0 3552
Sát 23,3 2,5 709
Ni-giê 16,5 2,1 553
Thế giới 55,7 8,5 11433
Bảng 2.2. Tỉ lệ dân thành thị, GDP/người, tỉ lệ GDP nhóm ngành phi nông nghiệp
của thế giới giai đoạn 1970-2020
Năm
Tiêu chí
1970 1990 2010 2020
Tỉ lệ dân thành thị (%) 36,6 43,0 51,7 56,2
GDP/người (USD) 803 4285 9553 11433
Tỉ lệ GDP nhóm ngành phi nông nghiệp (%) 87,3 91,1 91,1 91,5
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. ĐÔ THỊ HÓA
1. Khái niệm đô thị hóa
3
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Theo nghĩa hẹp: đô thị hóa là quá trình phát triển đô thị, với biểu hiện đặc trưng là tăng
quy mô dân số và diện tích đô thị.
- Theo nghĩa rộng: đô thị hóa là quá trình không chỉ tăng quy mô dân số đô thị và mở rộng
không gian đô thị; mà còn bao gồm những thay đổi trong phân bố dân cư, cơ cấu dân số,
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và trong lối sống, văn hóa, tổ chức không gian môi trường
sống.
2. Ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị
- Tỉ lệ dân thành thị được dùng để so sánh mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia, các châu
lục, các nhóm nước,…
- Tỉ lệ dân thành thị càng lớn, mức độ đô thị hóa càng cao.
- Các nước và khu vực có tỉ lệ dân thành thị cao thì khối lượng dịch vụ được tạo ra nhiều,
hoạt động kinh tế phát triển và chất lượng cuộc sống được cải thiện.
- Tỉ lệ dân thành thị càng cao thì tỉ lệ GDP nhóm ngành phi nông nghiệp, công nghiệp, và
dịch vụ, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp càng tăng nhanh.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu đô thị hóa ở các nước phát triển
(Phần: đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển)
a) Mục đích: HS phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển. Phân biệt được
quy mô của các đô thị.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động nhóm để tìm hiểu về đặc
điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.
Nhóm Hình/bảng Nội dung tìm hiểu
1 Đô thị hóa diễn ra từ rất sớm và gắn liên với công nghiệp hóa
2 Bảng 2.5 Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm
3 Hình 2.2 Tỉ lệ dân thành thị cao và có sự khác biệt giữa các khu vực, các
nước
4 Bảng 2.6 Quy mô các đô thị cực lớn được đẩy mạnh phát triển
5 Đô thị có tầm ảnh hưởng lớn, lối sống đô thị diễn ra phổ biến
Bảng 2.5. Số dân thành thị và tốc độ gia tăng số dân thành thị của các nước phát triển
giai đoạn 1970-2020
Năm
Tiêu chí
1970 1990 2010 2020
Số dân thành thị (triệu người) 674 830 954 1004
Tốc độ gia tăng số dân thành thị (%) 1,9 0,9 0,8 0,5
4
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Bảng 2.6. Quy mô dân số của 6 siêu đô thị ở các nước phát triển giai đoạn 1970-2020
(Đơn vị: triệu người)
STT Siêu đô thị 1970 1990 2010 2020
1 Tô-ky-ô (Nhật Bản) 23 33 37 37
2 Ô-sa-ca (Nhật Bản) 15 18 19 19
3 Niu Y-oóc – Niu-ớc (Hoa Kỳ) 16 16 18 19
4 Mát-x cơ-va (Liên bang Nga) 7 9 11 13
5 Lốt An-giơ-lét-Long Beach-San-ta A-na (Hoa Kỳ) 8 11 12 12
6 Pa-ri (Pháp) 8 9 10 11
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. ĐÔ THỊ HÓA Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
1. Đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển
a. Đô thị hóa diễn ra từ rất sớm và gắn liên với công nghiệp hóa
- Quá trình công nghiệp hóa của các nước phát triển bắt đầu xuất hiện cùng với sự ra đời
của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh vào cuối thế kỉ XVIII.
- Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp đòi hỏi tập trung nhiều nhà máy, tư liệu sản xuất,
nhân công và các ngành dịch vụ, dẫn đến sự tập trung nhanh chóng dân cư và hình thành
nên hàng loạt các đô thị công nghiệp. Do gắn liên với công nghiệp hóa, các đô thị thường
được quy hoạch, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Man-che-xtơ là đô thị đầu tiên trên thg có mức độ đô thị nhanh trên cơ sở công nghiệp
hóa. Vào đầu thế kỉ XVIII, Man-che-xtơ là một thị trấn trung bình (dân số: 10000 người).
Đến thế kỉ XIX, do sự bùng nổ cách mạng công nghiệp nên dân số của Man-che-xtơ tăng
từ 75000 người (năm 1801) lên 186000 người (năm 1851).
b. Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm
- Ở các nước phát triển, số dân thành thị tăng chủ yếu do gia tăng cơ học và gia tăng tự
nhiên.
- Qua nhiều thế kỉ phát triển, đô thị phần lớn đã ổn định, đô thị hóa đã đạt trình độ cao nên
tốc độ gia tăng số dân thành thị ở các nước phát triển ngày càng giảm. Thậm chí ở một số
nước phát triển xuất hiện xu hướng chuyển cư từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ
các thành phố lớn về các thành phố nhỏ, thành phố vệ tinh do không có sự khác biệt lớn
về chất lượng cuộc sống và cơ sở hạ tầng, giá đất rẻ, nhà ở rộng rãi hơn, chất lượng môi
trường tốt, cảnh quan đẹp,…
c. Tỉ lệ dân thành thị cao và có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước
- Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao nên có tỉ lệ dân thành thị
cao và không giống nhau giữa các khu vực, các nước. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị ở các
nước phát triển đạt trung bình là 79,1% (tăng 12,3% so với năm 1970).
- Sự chênh lệch tỉ lệ dân thành thị giữa các nước cao hơn sự chênh lệch giữa các khu vực.
5
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85