Giáo án Mol và tỉ khối của chất khí Hóa học 8 Chân trời sáng tạo

34 17 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: KHTN
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 16 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Hóa học 8 Chân trời sáng tạo được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng phần học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 8 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(34 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Trường THCS ………….
Họ và tên giáo viên
Tổ: ………………………
BÀI 5: MOL VÀ TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ (03 tiết) Tuần: Ngày soạn: Thời gian thực hiện: I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).
- Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m).
- Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25°C.
- Sử dụng được công thức
để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở
điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 °C.
- Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.
- So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối. 2. Về năng lực a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về các khái niệm, xây dựng công thức tính. - Giao tiếp và hợp tác:
+) Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt khái niệm.
+) Hoạt động nhóm hiệu quả, đảm bảo các thành viên cùng tham gia và trình bày, báo cáo, chia sẻ.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải
quyết các vấn đề trong bài học.


b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+) Nêu được khái niệm mol nguyên tử/ phân tử
+) Nêu được khái niệm tỉ khối, thể tích mol của chất khí ở điều kiện chuẩn (ĐKC)
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Tính được khối lượng mol (M) và các đại lượng
liên quan: m, n; so sánh được chất khí này nặng hay nhẹ so với chất khí khác; tính được
số mol khí ở điều kiện chuẩn. 3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm để tiếp cận kiến thức hiệu quả nhất.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên
- Slide, giáo án, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. 2. Học sinh - SGK, SBT, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề để học sinh biết được về mol. b) Nội dung:
- HS đọc nội dung phần Mở đầu (SGK – 27):
Các hạt (nguyên tử, phân tử) có kích thước và khối lượng vô cùng nhỏ bé, không thể xác
định được bằng các dụng cụ đo thường dùng.

Trả lời câu hỏi:
Làm thế nào để có thể xác định một cách thuận lợi số nguyên tử, phân tử và khối lượng,
thể tích (đối với chất khí) của các chất? c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh, dự kiến:
Để có thể xác định một cách dễ dàng số nguyên tử, phân tử và khối lượng, thể tích (đối
với chất khí) của các chất ta dùng các khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc nội dung phần mở đầu trả lời câu hỏi.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi 1 số HS báo cáo chia sẻ.
* Kết luận, nhận định
Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai. GV không nhận xét tính đúng sai mà từ đó dẫn dắt HS vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Khái niệm mol a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).
b) Nội dung: HS đọc hiểu, xác định được khái niệm mol nguyên tử, phân tử và hoàn
thành phiếu học tập số 1 từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Nêu khái niệm mol? Cách tính số nguyên tử/phân tử có trong n mol nguyên tử/phân tử?


2. Hãy cho biết 0,25 mol khí O2 có bao nhiêu phân tử oxygen.
3. Tính số phân tử nước và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 3 mol phân tử nước.
c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS, dự kiến:
1. Mol là lượng chất có chứa 6,022.1023 nguyên tử hay phân tử, … của chất đó.
Số 6,022.1023 được gọi là số Avogadro và được kí hiệu là N.
Số nguyên tử/ phân tử = số mol (nguyên tử/phân tử). 6,02.1023 2.
1 mol khí O2 có 6,022 × 1023 phân tử oxygen.
 0,25 mol khí O2 có 0,25 × 6,022 × 1023 = 1,5055 × 1023 phân tử oxygen. 3.
- 3 mol phân tử nước chứa số phân tử nước là:
3 × 6,022 × 1023 = 1,8066 × 1024 (phân tử).
- Cứ 1 phân tử nước chứa 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen.
Vậy 3 mol phân tử nước chứa:
+ Số nguyên tử hydrogen là: 2 × 1,8066 × 1024 = 3,6132 × 1024 (nguyên tử).
+ Số nguyên tử oxygen là: 1 × 1,8066 × 1024 = 1,8066 × 1024 (nguyên tử).
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
* GV giao nhiệm vụ học tập I. Khái niệm mol
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận Mol là lượng chất có chứa 6,022.1023
theo nhóm nhỏ cùng bàn, hoàn thiện phiếu học nguyên tử hay phân tử, … của chất tập số 1. đó. - HS nhận nhiệm vụ.
Số 6,022.1023 được gọi là số
* HS thực hiện nhiệm vụ
Avogadro và được kí hiệu là N.
- HS thảo luận theo bàn hoàn thành phiếu học Số nguyên tử/ phân tử = số mol tập số 1.


zalo Nhắn tin Zalo