Giáo án Ngõ Tràng An Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo

264 132 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(264 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
TIẾT…… : Đọc kết nối chủ điểm NGÕ TRÀNG AN (Vân Long) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung
Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo thông qua hoạt động đọc; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm…
2. Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của phóng sự, nhật kí như:
tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật (miêu tả, trần thuật); sự kết
hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết;…
- Phân tích và đánh giá được hủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản
muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản;
phân tích sự phù hợp giữa chủ đềm tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong văn bản.
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức
văn học để đánh giá, phê bình văn học, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân. 3. Về phẩm chất
Trung thực, tôn trọng sự thật
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV cho HS xem video và phát biểu cảm nhận.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ngày hôm nay các em sẽ cùng cô tìm hiểu
một văn bản đọc kết nối chủ điểm – văn bản “Ngõ Tràng An” (Vân Long).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu:
- Nhận biết được một số nội dung chính của văn bản.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Con gà thờ, Trên những chặng đường hành
quân…, Cái giá trị làm người để hiểu rõ hơn về chủ điểm Sự thật và trang viết.
- Nhận biết được bên cạnh sự thạt của hiện thực cuộc sống còn có sự thật của nội tâm con người.
b. Nội dung: GV tổ chức thực hiện phân tích các nội dung của bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cho các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Đọc văn bản
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận. Câu 1:
Trong bài thơ có một hay hai nhân vật “tôi”. Trả lời:
Trong bài thơ chỉ có một nhân vật “tôi”. Câu 2:
Hình ảnh nhân vật “tôi” ngày bé là một cậu bé nghịch ngợm, chọc ghẹo cô bạn thân của mình. Câu 3:
- Các hình ảnh: “Tôi gặp lại tôi/ Luồn cột đèn đầu ngõ", “Suốt năm mươi
năm”, “Hoa đại đầu thế kỉ/ Rụng vào tôi - bây - giờ"
à gợi cảm xúc ngổn ngang, trầm tư, suy lắng. Câu 4:
“Hoa đại đầu thế kỉ / Rụng vào tôi - bây - giờ”:
- Hình ảnh của hoa đại rơi vào thời điểm hiện tại của người nói không chỉ
đơn thuần là một hình ảnh về sự rụng rơi của hoa. Nó còn mang ý nghĩa
về sự chuyển giao, tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại.
- “Hoa đại đầu thế kỉ” có thể tượng trưng cho những giá trị, kỷ niệm của
thời gian xa xưa. Đây là những hình ảnh đẹp và quý báu, đại diện cho thời kỳ lịch sử.
- “Rụng vào tôi - bây - giờ” thể hiện việc những giá trị này đã được kế
thừa và trải qua thời gian, rơi vào hiện tại của người nói. Điều này gợi lên
sự hoài niệm và tâm hồn sâu lắng. Câu 5: - Thể thơ tự do:
+ Bài thơ viết theo thể thơ tự do, không ràng buộc về số lượng câu, số
lượng chữ trong mỗi câu, hay vần điệu cố định.
+ Thể thơ tự do cho phép tác giả tự do sáng tạo, tạo ra những hình ảnh và ý nghĩa độc đáo.
- Kết cấu hiện tại - quá khứ - hiện tại đan xen:
+ Bài thơ lồng ghép giữa ba thời kỳ: hiện tại, quá khứ và hiện tại đan xen.
+ Sự đan xen này tạo ra một không gian thời gian đa chiều, cho phép
người đọc suy ngẫm về sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại.
- Hình ảnh và từ ngữ tượng trưng:
+ Tác giả sử dụng từ ngữ và hình ảnh bình dị, quen thuộc, nhưng đầy ý nghĩa tượng trưng.
+ Ví dụ, hình ảnh “hoa đại đầu thế kỉ” không chỉ là một loài hoa, mà còn
tượng trưng cho những giá trị văn hóa, tinh thần từ quá khứ.
+ Từ ngữ và hình ảnh này tạo nên sự độc đáo và sâu sắc cho bài thơ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Ngõ Tràng An.


zalo Nhắn tin Zalo