Giáo án Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học Hóa học 8 Chân trời sáng tạo

36 18 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: KHTN
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 11 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Hóa học 8 Chân trời sáng tạo được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng phần học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 8 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(36 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Trường THCS ………….
Họ và tên giáo viên:
Tổ: ……………………… BÀI 3:
PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC PHẢN ỨNG HOÁ HỌC Tuần: Tiết: Ngày soạn: Thời gian thực hiện: I. MỤC TIÊU 1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm.
- Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.
- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.
- Nêu được khái niệm và đưa ra được ví dụ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.
- Trình bày được ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu). b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV
đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải
quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2. Phẩm chất
- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên
- Video thí nghiệm (có tạo QR code):
+ Thí nghiệm: Phản ứng giữa sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur).
+ Tranh ảnh phóng to các hình 3.1 đến 3.9 – SGK (chiếu trên slide).
- Phiếu học tập, slide, máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh - SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới. b. Nội dung:
GV sử dụng câu hỏi mở đầu dẫn dắt HS vào bài mới:
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những biến đổi hoá học như trái cây xanh (vị
chát) chuyển thành trái cây chín (vị ngọt), đốt gas để nấu chín thực phẩm, thức ăn để lâu
bị ôi thiu, … Những biến đổi này đều xảy ra phản ứng hoá học. Phản ứng hoá học là gì?
Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra? c. Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, dự kiến:
- Khi một chất bị biến đổi hoá học sẽ có chất mới được tạo thành, quá trình này được gọi là phản ứng hoá học.
- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra: xuất hiện chất khí, chất kết tủa; thay
đổi màu sắc, mùi; phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng, …
Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai, GV không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ
vào đó dẫn dắt vào bài.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề: Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những biến đổi hoá học như
trái cây xanh (vị chát) chuyển thành trái cây chín (vị ngọt), đốt gas để nấu chín thực
phẩm, thức ăn để lâu bị ôi thiu, … Những biến đổi này đều xảy ra phản ứng hoá học.
Phản ứng hoá học là gì? Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?
- HS tiếp nhận vấn đề.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ vấn đề. - GV theo dõi, bao quát.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện 1 học sinh trình bày ý kiến.
- GV không nhận xét ý kiến của HS cho dù ý kiến này có thể sai mà căn cứ vào ý kiến
của HS để dẫn vào bài mới.
GV dẫn dắt vào bài: Để kiểm chứng câu trả lời của bạn là đúng hay sai, sau đây chúng
ta cùng tìm hiểu bài 3: Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng hoá học a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm. b) Nội dung:
Học sinh thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1 từ đó lĩnh hội kiến thức:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Quét mã QR, xem video và trả lời câu hỏi:
- Hỗn hợp sau khi đun nóng còn tính chất của iron nữa không? Vì sao?
- Xác định chất tham gia và chất mới tạo thành của phản ứng hoá học xảy ra trong thí nghiệm.
2. Để tổng hợp ammonia (nguyên liệu sản xuất phân đạm), người ta cho khí hydrogen
phản ứng với khí nitrogen ở nhiệt độ thích hợp và áp suất cao. Xác định chất đầu và sản phẩm.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh, dự kiến:
1. Hỗn hợp sau khi đun nóng không còn tính chất của iron do hỗn hợp này không bị nam châm hút.
- Chất tham gia: sắt, lưu huỳnh;
- Chất mới tạo thành: iron(II) sulfide (FeS). 2.
- Chất đầu: hydrogen; nitrogen. - Sản phẩm: ammonia.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. Phản ứng hoá học
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn - Quá trình biến đổi chất này thành
thành phiếu học tập số 1.
chất khác được gọi là phản ứng hoá - HS nhận nhiệm vụ. học.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Chất tham gia phản ứng được gọi là
- HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành chất đầu, chất mới tạo thành được gọi nhiệm vụ. là sản phẩm.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- 2 HS đại diện 2 nhóm trình bày kết quả
thảo luận (mỗi HS trình bày 1 câu).
- Các HS còn lại theo dõi, góp ý nếu có.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


zalo Nhắn tin Zalo