Chương IV. Tác dụng làm quay của lực
BÀI 18: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC. MOMENT LỰC.
(Thời gian thực hiện: 4 tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức
- Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực.
- Nêu được tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh,
để tìm hiểu về tác dụng làm quay của lực, moment lực. Tích cực tham gia các hoạt động
thí nghiệm, chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm tiến hành thí nghiệm, để tìm hiểu về tác
dụng làm quay của lực, moment lực. Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV,
đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính
xác cho những tình huống được nêu trong bài.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận biết: Nhận biết được các đặc điểm của lực có tác dụng làm vật quay
quanh trục hoặc một điểm.
- Năng lực tìm hiểu: Trình bày được quy tắc moment lực.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Xác định được độ lớn của lực, khoảng cách từ lực đến
trục quay để vật cân bằng; Vận dụng được kiến thức tính chất của lực có tác dụng làm vật
quay quanh một trục hoặc một điểm để giải thích được các hiện tượng trong đời sống thực tiễn.
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy
Archimedes và chỉ rõ đặc điểm của lực này.
- Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được thí nghiệm và lấy được ví dụ trong thực tế để mô tả tác dụng làm quay của lực.
3. Phẩm chất
- Nâng cao tinh thần trung thực trong việc thu thập số liệu, xử lí thông tin và báo cáo kết quả trong học tập.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thói quen hợp tác trong học tập.
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Thiết bị thí nghiệm tác dụng làm quay của lực: giá đỡ, thanh ngang, khối trụ kim loại có móc, lực kế.
- Các hình ảnh, dụng cụ minh họa cho bài học
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- Bài giảng PP, máy chiếu.. - Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM …………
Hãy nhớ lại kiến thức đã học ở KHTN 6 và cho biết lực tác dụng vào vật có thể gây kết quả gì? Hiện tượng
Kết quả tác dụng lực
Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh
Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
Xe đang chuyển động, bóp phanh làm xe đi chậm lại
Bạn An đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất
Thầy Hùng đẩy cửa, bước vào lớp
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM …………
Xác định giá của lực trong các trường hợp sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM …………
Xác định trục quay của vật trong các trường hợp sau
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHÓM …………
Thực hiện thí nghiệm hình 18.1, hoàn thành kết quả vào bảng sau:
1. Quả nặng ở vị trí nào thì thanh quay, không quay? Nêu nhận xét về trục quay của thanh với
giá của lực trong từng trường hợp. Vị trí treo
Trục quay của thanh và giá của lực làm thanh quay làm thanh không quay
2. Mô tả tác dụng làm quay của lực khi treo quả nặng vào điểm A, điểm C. Vị trí
Chiều quay của thanh A C
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 NHÓM …………
Thực hiện thí nghiệm và hoàn thành vào bảng sau:
Vị trí treo quả nặng
Trạng thái của thanh ngang
Treo đồng thời hai quả nặng giống nhau vài hai điểm A và C
Treo hai quả nặng vào điểm A và một quả nặng vào điểm C
Treo một quả nặng vào điểm B và một quả nặng vào điểm C
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6: LUYỆN TẬP
Họ và tên học sinh :……………………………………
Giáo án Tác dụng làm quay của lực. Moment lực Vật lí 8 Kết nối tri thức
669
335 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Vật lí 8 Kết nối tri thức được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Vật lí 8 Kết nối tri thức năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng phần học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Vật lí 8 Kết nối tri thức.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(669 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN KHTN
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 8
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Chương IV. Tác dụng làm quay của lực
BÀI 18: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC. MOMENT LỰC.
(Thời gian thực hiện: 4 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực.
- Nêu được tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng
bằng moment lực.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh,
để tìm hiểu về tác dụng làm quay của lực, moment lực. Tích cực tham gia các hoạt động
thí nghiệm, chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm tiến hành thí nghiệm, để tìm hiểu về tác
dụng làm quay của lực, moment lực. Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV,
đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính
xác cho những tình huống được nêu trong bài.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận biết: Nhận biết được các đặc điểm của lực có tác dụng làm vật quay
quanh trục hoặc một điểm.
- Năng lực tìm hiểu: Trình bày được quy tắc moment lực.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Xác định được độ lớn của lực, khoảng cách từ lực đến
trục quay để vật cân bằng; Vận dụng được kiến thức tính chất của lực có tác dụng làm vật
quay quanh một trục hoặc một điểm để giải thích được các hiện tượng trong đời sống thực
tiễn.
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy
Archimedes và chỉ rõ đặc điểm của lực này.
- Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được thí nghiệm và lấy được ví dụ trong thực tế để mô tả tác
dụng làm quay của lực.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
3. Phẩm chất
- Nâng cao tinh thần trung thực trong việc thu thập số liệu, xử lí thông tin và báo cáo kết quả
trong học tập.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thói quen hợp tác trong học tập.
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Thiết bị thí nghiệm tác dụng làm quay của lực: giá đỡ, thanh ngang, khối trụ kim loại có móc,
lực kế.
- Các hình ảnh, dụng cụ minh họa cho bài học
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- Bài giảng PP, máy chiếu..
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM …………
Hãy nhớ lại kiến thức đã học ở KHTN 6 và cho biết lực tác dụng vào vật có thể gây kết
quả gì?
Hiện tượng
Kết quả tác dụng lực
Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh
Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
Xe đang chuyển động, bóp phanh làm xe đi chậm lại
Bạn An đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất
Thầy Hùng đẩy cửa, bước vào lớp
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM …………
Xác định giá của lực trong các trường hợp sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM …………
Xác định trục quay của vật trong các trường hợp sau
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
NHÓM …………
Thực hiện thí nghiệm hình 18.1, hoàn thành kết quả vào bảng sau:
1. Quả nặng ở vị trí nào thì thanh quay, không quay? Nêu nhận xét về trục quay của thanh với
giá của lực trong từng trường hợp.
Vị trí treo
Trục quay của thanh và giá của lực
làm thanh quay
làm thanh không quay
2. Mô tả tác dụng làm quay của lực khi treo quả nặng vào điểm A, điểm C.
Vị trí
Chiều quay của thanh
A
C
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
NHÓM …………
Thực hiện thí nghiệm và hoàn thành vào bảng sau:
Vị trí treo quả nặng
Trạng thái của thanh ngang
Treo đồng thời hai quả nặng giống nhau vài hai
điểm A và C
Treo hai quả nặng vào điểm A và một quả nặng vào
điểm C
Treo một quả nặng vào điểm B và một quả nặng vào
điểm C
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6: LUYỆN TẬP
Họ và tên học sinh :……………………………………
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
1. Lực tác dụng vào vật phải có điều kiện gì mới làm quay vật?
A. Chỉ cần vật có trục quay.
B. Lực tác dụng vào trục quay sẽ làm quay vật.
C. Lực tác dụng vào vật có giá song song với trục quay của vật.
D. Lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay của vật.
2. Trong các công việc sau, công việc nào là ứng dụng của trường hợp lực tác dụng làm quay
vật?
A. Dùng kéo cắt giấy.
B. Dùng ròng rọc để kéo lá cờ lên cao.
C. Dùng tay vặn nắp chai nước.
D. A, B, C đều đúng.
3. Em hãy chỉ rõ vật quay, trục quay của vật và mô tả lực tác dụng làm quay vật trong hình
sau:
4. Moment của lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho?
A. Tác dụng kéo của lực.
B. Tác dụng làm quay của lực.
C. Tác dụng uốn của lực.
D. Tác dụng nén của lực.
5. Khi tháo các đai ốc ở các máy móc, thiết bị, người thợ cần dùng cờ-lê.
a) Chỉ ra vật chịu lực tác dụng làm quay và lực làm quay vật trong trường hợp này.
b) Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán
của chiếc cờ-lê. Giải thích cách làm này.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
6. Trong trò chơi bập bênh ở hình dưới đây, người lớn ở đầu bên trái “nâng bổng” một bạn
nhỏ ở đầu bên phải. Vận dụng kiến thức về moment lực em hãy cho biết muốn bạn nhỏ ở đầu
bên phải có thể “nâng bổng” được người lớn ở đầu bên trái phải làm thế nào?
7. Có 3 quả nặng giống nhau. Hãy tìm cách treo cả 3 quả nặng này lên thanh thước dưới đây
sao cho thanh nằm cân bằng.
2. Học sinh: đọc trước bài khi tới lớp.
III. Tiến trình dạy học
TIẾT 1
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân: tại sao khi để
vật trong nước có vật nổi, vật chìm.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi: Tại sao khi đẩy cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa
(hình a) thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề (hình b)?
c. Sản phẩm: Câu trả lời cho câu hỏi. GV nhận xét dẫn dắt vào bài học.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu tình huống khi mở cửa và đặt câu hỏi như
mục b nội dung.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời HS trả lời.
- GV mời HS khác trả lời.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV ghi nhận các ý kiến của HS và nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở trường hợp này,
ta thấy lực có tác dụng làm cánh cửa quay quanh
bản lề. Vậy phải chăng tác dụng của lực ở hình a
lớn hơn tác dụng của lực ở hình b giúp ta mở cửa
dễ dàng hơn. Yếu tố nào đặc trưng cho lực tác
dụng làm quay? Chúng ta cùng vào bài học hôm
nay.
Bài 18. Tác dụng làm quay của lực.
Moment lực.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lực có thể làm quay vật
a. Mục tiêu: HS biết được thêm kết quả tác dụng lực nữa là tác dụng làm quay vật của lực.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoàn thành nội dung phiếu học tập 1.
c. Sản phẩm: Hoàn thiện phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM …………
Hãy nhớ lại kiến thức đã học ở KHTN 6 và cho biết lực tác dụng vào vật có thể gây kết
quả gì?
Hiện tượng
Kết quả tác dụng lực
Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh
Biến dạng
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
Biến dạng
Xe đang chuyển động, bóp phanh làm xe đi chậm lại
Biến đổi chuyển động
Bạn An đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất
Biến đổi chuyển động
Thầy Hùng đẩy cửa, bước vào lớp
Làm quay vật
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở lớp
6 về kết quả tác dụng của lực để hoàn thành PHT số
1.
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 1 phút.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhận nhiệm vụ và hoàn thành PHT số 1.
- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. (Có thể gợi ý HS
nhớ lại 2 KQ đã học).
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo PHT số 1.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV ghi nhận các ý kiến của HS và nhận xét.
- GV kết luận: Ngoài tác dụng làm vật biến dạng
hoặc biến đổi chuyển động, trong thực tế, có rất
nhiều trường hợp lực tác dụng vào vật làm vật bị
quay. GV chốt đặc điểm của lực làm vật quay.
I. Lực có thể làm quay vật
Lực có thể làm biến đổi chuyển động
của vật, làm biến dạng vật và có thể
làm vật quay.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách xác định giá của lực
a. Mục tiêu: HS biết cách xác định giá của lực.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên.
c. Sản phẩm: Hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM …………
Xác định giá của lực trong các trường hợp sau:
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Yêu cầu HS quan sát hình chiếu cách biểu diễn lực,
tìm hiểu cách xác định giá của lực.
+ GV hướng dẫn: Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1
cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2.
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình
bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhận nhiệm vụ và hoàn thành PHT số 1.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu
học tập số 2.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV chọn một cặp đôi lên bảng trình bày kết quả.
được chọn trình bày kết quả.
- GV mời nhóm khác nhận xét.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận
xét bổ sung.
Giá của lực là đường thẳng chứa lực.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách xác định trục quay của vật
a. Mục tiêu: HS xác định được trục quay của vật
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
b. Nội dung: Thông qua những vật dụng gần gũi trong cuộc sống, học sinh xác định trục quay
của vật.
c. Sản phẩm: Hoàn thiện phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM …………
Xác định trục quay của vật trong các trường hợp sau
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Từ ví dụ ở đầu bài trường hợp mở cửa, GV thông
báo cách xác định trục quay yêu cầu HS xác định
trục quay của vật có trong PHT số 3.
- GV hướng dẫn mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1
cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 3.
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình
bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành
phiếu học tập số 3.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả.
- GV mời nhóm khác nhận xét.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận
xét bổ sung.
Trục quay là trục cố định giúp vật
quay quanh nó.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV chốt lại kiến thức.
TIẾT 2
Hoạt động 5: Tìm hiểu tác dụng làm quay vật của lực
a. Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm hình 18.1 và trả lời câu hỏi, HS tìm được điều kiện khi nào
lực tác dụng làm quay vật.
b. Nội dung: HS làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi, hoàn thành PHT 4,5
c. Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
NHÓM …………
Thực hiện thí nghiệm hình 18.1, hoàn thành kết quả vào bảng sau:
1. Quả nặng ở vị trí nào thì thanh quay, không quay? Nêu nhận xét về trục quay của thanh với
giá của lực trong từng trường hợp.
Vị trí treo
Trục quay của thanh và giá của lực
làm thanh quay
A, C
Không song song và không cắt nhau
làm thanh không quay
O
Vuông góc và cắt nhau
2. Mô tả tác dụng làm quay của lực khi treo quả nặng vào điểm A, điểm C.
Vị trí
Chiều quay của thanh
A
Ngược chiều kim đồng hồ quanh trục O
C
Cùng chiều kim đồng hồ quanh trục O
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
NV1:
+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận mục 1:
✓ Nêu dụng cụ TN
II. Điều kiện để lực làm vật quay
Khi lực tác dụng vào vật có giá không
song song và không cắt trục quay thì có
thể làm quay vật.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
✓ Nêu các bước tiến hành TN
✓ Tiến hành TN
✓ Trả lời câu hỏi
Hoàn thành PHT số 4.
NV2:
+ Yêu cầu HS quan sát hình trên máy chiếu, trả lời
câu hỏi: “Trường hợp nào lực tác dụng làm quay
cánh cửa?”. Em có nhận xét gì về trục quay và giá
của lực.
NV3:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 18.3, trả lời câu hỏi 1 và
2 trong SGK.
NV4:
+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm với máy cắt giấy thủ
công để trả lời câu hỏi 3 trên máy chiếu.
NV5:
+ Từ kết quả làm việc ở 4 NV trên, em hãy rút ra điều
kiện để lực tác dụng làm quay vật.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ NV1: GV hướng dẫn HS quan sát H18.1, thực hiện
nhiệm vụ được giao. GV quan sát, hỗ trợ các nhóm
HS gặp khó khăn, hướng dẫn HS cách ghi kết quả
vào bảng.
+ NV2: GV hướng dẫn HS thực hành với cửa lớp của
lớp mình.
Khi lực tác dụng có giá không song song và không
cắt trục quay thì lực làm quay cánh cửa.
+ NV3: Tác dụng lực vào vị trí B, C tay nắm cửa
quay quanh trục, vị tró O tay nắm không quay. Lực
tác dụng vào vị trí C làm tay nắm dễ quay hơn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ NV4: Thực hành với máy cắt giấy trả lời được lực
F
2
có phương thẳng đứng hướng xuống dưới sẽ có tác
dụng làm quay lưỡi dao và dao chuyển động quanh
trục.
+ NV5: Rút ra điều kiện
Kết thúc phần làm việc của mỗi NV, GV hướng
dẫn HS rút ra NX về trục quay và giá của lực.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả làm PHT
số 4 và phần trả lời các câu hỏi ở các NV còn lại.
Nhận xét phần làm việc của các nhóm và câu trả
lời của các đại diện HS.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV tổng hợp để đi đến kết luận về điều kiện làm quay
vật
Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song
và không cắt trục quay thì sẽ làm quay vật.
TIẾT 3
Hoạt động 6: Tìm hiểu moment lực
a. Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm hình 18.1 và trả lời câu hỏi, HS bước đầu làm quen với khái
niệm moment lực, biết được tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi moment lực.
b. Nội dung: HS làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi, hoàn thành PHT số 5.
c. Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
NHÓM …………
Thực hiện thí nghiệm và hoàn thành vào bảng sau:
Vị trí treo quả nặng
Trạng thái của thanh ngang
Treo đồng thời hai quả nặng giống nhau vài hai
điểm A và C
Cân bằng
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Treo hai quả nặng vào điểm A và một quả nặng vào
điểm C
Đầu thanh nganng ở điểm A thấp hơn
Treo một quả nặng vào điểm B và một quả nặng
vào điểm C
Đầu thanh nganng ở điểm C thấp hơn
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
NV1:
+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận mục II:
✓ Nêu dụng cụ TN
✓ Nêu các bước tiến hành TN
✓ Tiến hành TN
✓ Trả lời câu hỏi
Hoàn thành PHT số 5 và trả lời câu hỏi 1,2
NV2:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 18.4 so sánh moment lực F
1
với
moment lực F
2
.
III. Moment lực
Tác dụng làm quay của lực lên
một điểm hoặc một trục được
đặc trưng bằng moment lực.
Moment lực càng lớn thì tác
dụng làm quay sẽ càng lớn. Do
đó:
+ Lực càng lớn, moment lực
càng lớn, tác dụng làm quay
càng lớn.
+ Giá của lực càng xa trục quay,
moment lực càng lơn, tác dụng
làm quay càng lớn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát H18.1, thực hiện nhiệm vụ
được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm HS gặp khó khăn, hướng
dẫn HS cách ghi kết quả vào bảng.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả làm PHT số 5.
NV2:
a) Moment lực F
1
< Moment lực F
2
.
b) Moment lực F
1
< Moment lực F
2
.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc NV1, GV Thông báo: Tác dụng làm quay của lực
lên một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment
lực. Moment lực càng lớn thì tác dụng làm quay sẽ càng lớn.
Do đó:
+ Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay
càng lớn.
+ Giá của lực càng xa trục quay, moment lực càng lơn, tác
dụng làm quay càng lớn.
- GV chiếu phần “Có thể em chưa biết”, nói sơ lược về công
thức tính Moment lực để học sinh thấy được sự phụ thuộc
của moment lực vào độ lớn của lực tác dụng và cánh tay
đòn. GV thông báo với HS kiến thức này sẽ được học kĩ hơn
ở lớp 10.
Hoạt động 7: Ghi nhớ - Tổng kết
a. Mục tiêu: HS nhắc lại các nội dung quan trọng trong bài học.
b. Nội dung: Nội dung kiến thức chốt cuối bài “Em đã học”.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nhận nhiệm vụ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Yêu cầu HS tự nhắc lại các nội dung quan trọng
của bài học:
✓ Điều kiện để lực tác dụng làm vật quay
✓ Moment lực
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS nhắc lại các nội dung quan trọng.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chiếu nội dung ghi nhớ bài học trên máy “Em đã
học”.
Hoạt động 8: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới
trong học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
c. Sản phẩm: Câu trả lời cuối bài
Định hướng trả lời:
1. Dựa vào đặc điểm của lực có thể làm quay vật là lực tác dụng vào vật có giá không song song
và không cắt trục quay thì sẽ làm vật quay.
Ta thấy: Chân tác dụng lên pê – đan một lực có phương thẳng đứng hướng xuống dưới, vuông
góc với pê – đan làm đùi đĩa quay quanh trục, giúp đĩa và xích chuyển động kéo theo bánh líp
xe chuyển động làm bánh xe quay.
2. Để tháo hoặc vặn các ốc vít được dễ dàng người ta thường để vị trí tác dụng lực xa trục quay
vì càng xa trục quay, moment lực càng lớn.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động của học sinh
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi cuối bài
phần “Em có thể”.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhận nhiệm vụ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức vừa học về tác
dụng làm quay vật của lực và moment lực, kỹ năng đi xe
đạp trong thực tế và quan sát hàng ngày để trả lời.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV đánh giá phần trả lời của HS, chốt lại câu trả lời đúng
theo định hướng ở trên.
TIẾT 4
Hoạt động 9: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới
trong học tập.
b. Nội dung: Phiếu học tập số 6.
c. Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6: LUYỆN TẬP
Họ và tên hs:……………………………………
1. D. Lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay của vật.
2. D. A, B, C đều đúng
3. Vật quay là mái chèo, trục quay của vật chính tại điểm tựa của mái chèo vào thuyền.
Lực tác dụng có giá không song song và không cắt trục quay nên làm quay vật.
4. B. Tác dụng làm quay của lực
5. a. Vật chịu tác dụng lực là đai ốc. Lực làm quay đai ốc là lực của tay.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
b. Việc nối dài cán cờ lê là nhằm tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực, do đó sẽ làm
tăng moment của lực, tăng tác dụng làm quay của lực.
6. Bạn nhỏ ngồi xa trục quay và người lớn ngồi về gần trục quay. (Vì lực tác dụng càng xa
trục quay thì moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.)
7.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành lần lượt các
câu hỏi trong PHT số 6.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS làm BT và hỗ trợ khi cần thiết, nhắc
nhở HS chú ý bám sát kiến thức đã học.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện HS trình bày.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đánh giá phần trả lời của HS, chốt lại câu trả lời đúng
theo định hướng ở trên.
- Chiếu clip về guồng nước mở rộng hiểu biết cho học
sinh về ứng dụng làm quay vật của lực.
IV. Dặn dò
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- HS học và làm bài tập SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
V. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên HS
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được điều kiện làm quay vật
Nêu được đặc trưng của tác dụng quay của lực là
moment lực
Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một số
vấn đề đơn giản trong cuộc sống