Giáo án Tây Tiến Ngữ Văn 12 Cánh diều

158 79 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(158 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
TIẾT…… : Thực hành đọc hiểu TÂY TIẾN (Quang Dũng) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung
Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo thông qua hoạt động đọc; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm…
2. Năng lực đặc thù
- Phân tích, đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn
gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản thơ (cảm
hứng chủ đạo, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ,…). 3. Về phẩm chất
Có ý thức tôn trọng sự thật và có niềm tin vào chân lí
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: Giúp huy động tri thức nền, HS biết được các nội dung cơ
bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn:
Qua sách báo, các tài liệu, internet,… trình bày những hiểu biết của em
về binh đoàn Tây Tiến.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo - Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu:
- HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố
cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Tây tiến. Từ đó
hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thơ.
b. Nội dung: GV tổ chức thực hiện phân tích các nội dung của bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cho các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Đọc văn bản
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Lúc đầu, bài thơ có nhan đề
Nhớ Tây Tiến, sau đó, tác giả đổi thành Tây Tiến. Theo em, sự thay đổi đó có tác dụng gì? Trả lời:
Sự thay đổi nhan đề có tác dụng tạo âm hưởng và làm nổi bật hình tượng
trung tâm của tác phẩm. Với “nhớ Tây Tiến”, nhan đề tập trung vào nỗi
nhớ nhưng thực chất bài thơ có hình tượng trung tâm là người lính Tây
Tiến vì vậy với nhan đề này chưa làm nổi bật nội dung bài thơ. Bên cạnh
đó, hai tiếng “Tây Tiến” gợi mở không gian vùng đất Tây Bắc rộng lớn,
đồng thời dẫn dắt người đọc đến với hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, mạnh mẽ.
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài thơ có thể chia làm mấy
đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn, chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn. Trả lời:
- Bài thơ chia làm 4 đoạn :
+ Đoạn 1 : 14 câu đầu : Khung cảnh vùng đất Tây Bắc và chặng đường
hành quân vất vả của binh đoàn Tây Tiến
+ Đoạn 2 : 8 câu tiếp : Kỉ niệm tình quân dân trong đêm liên hoan và
cảnh sông nước Tây Bắc thơ mộng
+ Đoạn 3 : 8 câu tiếp : Chân dung người lính Tây Tiến và sự hy sinh, mất mát
+ Đoạn 4 : 4 câu cuối : Lòng gắn bó với Tây Tiến và miền Tây Bắc
- Mạch liên kết : Các đoạn thơ có sự dịch chuyển từ cao đến thấp, theo
mạch cảm xúc sâu lắng dần. Đầu tiên là khung cảnh leo đèo, xuống thấp
dần đến đêm liên hoan ở vùng thấp hơn, nơi người dân sinh sống và cuối
cùng là hình ảnh những người lính ngã xuống, hy sinh. Từ bên ngoài là
hình ảnh khung cảnh, con người trong nỗi nhớ của tác giả, mạch cảm xúc
trở nên sâu sắc hơn khi miêu tả khung cảnh đoàn lính chống chọi dịch
bênh, thiếu thốn, cuối cùng là tình cảm trọn vẹn trong trái tim tác giả về
vùng đất Tây Bắc và những con người Tây Tiến.
Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Cảnh vật thiên nhiên trong
bài Tây Tiến có sự khác nhau như thế nào qua các đoạn thơ? Trên nền
khung cảnh thiên nhiên ấy, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được gợi tả như thế nào? Trả lời:
- Cảnh vật thiên nhiên có sự thay đổi theo hướng lãng mạn, hài hòa hơn.
Ở đoạn đầu, thiên nhiên hiện lên mang vẻ hùng vĩ, hiểm nguy, thì ở đoạn
sau, thiên nhiên trở nên huyền ảo, sinh động cùng với niềm vui hân hoan
trong tâm hồn người lính tham gia đêm hội.
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được gợi tả hào hùng, mạnh mẽ nhưng
cũng rất lãng mạn, hào hoa :
+ Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên hùng vĩ, uy nghiêm nhưng
không kém phần dữ dội. Với các câu thơ miêu tả sương núi dày đặc, dốc
núi hiểm trở cũng như sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng. Nổi bật lên trên
nền thiên nhiên thăm thẳm và hiểm nguy ấy, là hình ảnh đoàn lính trên
đường hành quân mệt mỏi sau chặng đường dài. Nhưng những người lính
vẫn anh dũng , kiên cường tiếp bước thực hiện nhiệm vụ của mình.
+ Khung cảnh thiên nhiên đoạn hai trở nên ấm áp và lung linh hơn thông
qua ngọn đuốc rừng thắp sáng đêm văn nghệ. Kết hợp âm thanh tiếng
khèn mang linh hồn của núi rừng. Khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng
của Mộc Châu buổi sương phủ, tạo nên bức tranh sông nước miền Tây


zalo Nhắn tin Zalo