Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3. NHẬT KÍ, PHÓNG SỰ, HỒI KÍ
TIẾT…… : GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC TIÊU
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của nhật kí, phóng sự, hồi kí
như tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật; miêu tả, trần thuật; sự
kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm của người viết,… trong
việc thể hiện chủ đề, tư tưởng, thông điệp của tác phẩm. Đánh giá được
tác động của tác phẩm đối với người đọc và tiến bộ xã hội.
- Phân biệt và biết cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong giao tiếp.
- Viết được bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.
- Biết thuyết trình so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.
- Kính trọng và biết ơn những người có công với đất nước; sống nhân ái,
có lí tưởng và ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia, về tương lai của dân tộc. II. CHUẨN BỊ
1. Tri thức ngữ văn
- Nhật kí, phóng sự, hồi kí là những thể loại của loại hình kí nhưng có
những yếu tố đặc trưng riêng.
+ Nhật kí ghi chép theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống
mà tác giả là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến; thường bộc lộ suy
nghĩ, thái độ và đánh giá của người viết về con người, cuộc đời và chính bản thân mình.
+ Phóng sự ghi chép kịp thời, cụ thể những sự việc nhằm làm sáng tỏ
trước công luận về vấn đề đặt ra từ bài viết. Vấn đề nêu lên trong bài
phóng sự thường liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều
người, có ý nghĩa thời sự đối với xã hội. Mang yếu tố chính luận: câu
chuyện được xen kẽ với những suy nghĩ và bình luận ngoại đề của tác giả.
+ Hồi kí ghi lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là
người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến. Do sự cách quãng của thời gian
diễn ra sự kiện nên hồi kí không ghi chép tỉ mỉ hằng ngày như nhật kí mà
chỉ ghi chép dựa trên ấn tượng và hồi ức của cá nhân người viết. Hồi kí
cần bảo đảm tính khách quan, chính xác về sự kiện, nhân vật, thời gian, địa điểm,...
Sự kết hợp giữa tính phi hư cấu với một số thủ pháp nghệ thuật như
miêu tả, trần thuật,...
- Sự kết hợp giữa tính phi hư cấu với một số thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật,...
+ Tính phi hư cấu thể hiện ở những sự kiện có thực (về thời gian, địa
điểm, số liệu,...) mà người viết đã trực tiếp tham gia hay chứng kiến.
+ Thủ pháp nghệ thuật miêu tả kết hợp với trần thuật giúp sự kiện và con
người trong tác phẩm hiện lên sinh động.
à Sự kết hợp giữa chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và
đánh giá của người viết khiến nhật kí, phóng sự và hồi kí không chỉ làm
tròn chức năng thông tin mà còn chứa đựng tư tưởng. Không chỉ cung cấp
sự kiện, mà còn cho ta biết những vấn đề mang ý nghĩa xã hội sâu sắc,
hiểu được về hoàn cảnh, tính cách và số phận nhân vật.
- Ở thể loại nhật kí, thường sử dụng hình thức trần thuật ngôi thứ nhất, số
ít. Nhật kí là thể loại độc thoại, song lời độc thoại của tác giả hoặc nhân
vật lại có thể là cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người, cuộc đời và bản thân mình.
- Ở thể loại phóng sự, người viết thường bám sát hiện thực đời sống, phát
hiện những sự việc, vấn đề gay cấn, có ý nghĩa thời sự để điều tra, phỏng
vấn, đối thoại, ghi chép,.... nhằm cung cấp cho công chúng những bằng
Giáo án Tri thức Ngữ văn trang 81 Ngữ Văn 12 Cánh diều
41
21 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Cánh diều.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(41 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)