Giáo án Bài 3: Nhật kí, phóng sự, hồi kí Ngữ Văn 12 Cánh diều

307 154 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 7 TL lẻ ( Xem chi tiết » )
Số trang: 64 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(307 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều – Bài 3
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3. NHẬT KÍ, PHÓNG SỰ, HỒI KÍ
TIẾT…… : GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC TIÊU
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của nhật kí, phóng sự, hồi kí như tính
phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật; miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết,
sự kiện hiện thực với trải nghiệm của người viết,… trong việc thể hiện chủ đề, tư
tưởng, thông điệp của tác phẩm. Đánh giá được tác động của tác phẩm đối với
người đọc và tiến bộ xã hội.
- Phân biệt và biết cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong giao tiếp.
- Viết được bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.
- Biết thuyết trình so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.
- Kính trọng và biết ơn những người có công với đất nước; sống nhân ái, có lí
tưởng và ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia, về tương lai của dân tộc. II. CHUẨN BỊ
1. Tri thức ngữ văn
- Nhật kí, phóng sự, hồi kí là những thể loại của loại hình kí nhưng có những yếu tố đặc trưng riêng.
+ Nhật kí ghi chép theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác
giả là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến; thường bộc lộ suy nghĩ, thái độ và
đánh giá của người viết về con người, cuộc đời và chính bản thân mình.
+ Phóng sự ghi chép kịp thời, cụ thể những sự việc nhằm làm sáng tỏ trước công
luận về vấn đề đặt ra từ bài viết. Vấn đề nêu lên trong bài phóng sự thường liên
quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người, có ý nghĩa thời sự đối
với xã hội. Mang yếu tố chính luận: câu chuyện được xen kẽ với những suy nghĩ
và bình luận ngoại đề của tác giả.
+ Hồi kí ghi lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người trực tiếp
tham gia hoặc chứng kiến. Do sự cách quãng của thời gian diễn ra sự kiện nên hồi
kí không ghi chép tỉ mỉ hằng ngày như nhật kí mà chỉ ghi chép dựa trên ấn tượng
và hồi ức của cá nhân người viết. Hồi kí cần bảo đảm tính khách quan, chính xác
về sự kiện, nhân vật, thời gian, địa điểm,...
Sự kết hợp giữa tính phi hư cấu với một số thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật,...
- Sự kết hợp giữa tính phi hư cấu với một số thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật,...
+ Tính phi hư cấu thể hiện ở những sự kiện có thực (về thời gian, địa điểm, số
liệu,...) mà người viết đã trực tiếp tham gia hay chứng kiến.
+ Thủ pháp nghệ thuật miêu tả kết hợp với trần thuật giúp sự kiện và con người
trong tác phẩm hiện lên sinh động.
à Sự kết hợp giữa chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá
của người viết khiến nhật kí, phóng sự và hồi kí không chỉ làm tròn chức năng
thông tin mà còn chứa đựng tư tưởng. Không chỉ cung cấp sự kiện, mà còn cho ta
biết những vấn đề mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, hiểu được về hoàn cảnh, tính cách và số phận nhân vật.
- Ở thể loại nhật kí, thường sử dụng hình thức trần thuật ngôi thứ nhất, số ít. Nhật
kí là thể loại độc thoại, song lời độc thoại của tác giả hoặc nhân vật lại có thể là
cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người, cuộc đời và bản thân mình.
- Ở thể loại phóng sự, người viết thường bám sát hiện thực đời sống, phát hiện
những sự việc, vấn đề gay cấn, có ý nghĩa thời sự để điều tra, phỏng vấn, đối thoại,
ghi chép,.... nhằm cung cấp cho công chúng những bằng chứng xác thực, cụ thể để
họ có thể đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi.
- Ở thể loại hồi kí, người viết thường kể lại những sự kiện dựa trên ấn tượng, hồi
ức của cá nhân và chính những ấn tượng, cảm tưởng trực tiếp của tác giả lại có giá
trị như một tài liệu xác thực, đáng tin cậy.
2. Phương tiện dạy học
- GV chuẩn bị các tài liệu nói về lí thuyết nhật kí, phóng sự, các bài phê bình,
nghiên cứu, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, tranh ảnh liên quan đến các văn bản trong phần Đọc.
- GV thiết kế bài giảng điện tử với bản trình chiếu PPT.
TIẾT…… : NHẬT KÍ ĐẶNG THÙY TRÂM
(Trích, Đặng Thùy Trâm) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
2. Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của nhật kí, phóng sự, hồi kí như tính
phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật; miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết,
sự kiện hiện thực với trải nghiệm của người viết,… trong việc thể hiện chủ đề, tư
tưởng, thông điệp của tác phẩm.
- Đánh giá được tác động của tác phẩm đối với người đọc và tiến bộ xã hội. 3. Về phẩm chất
Kính trọng và biết ơn những người có công với đất nước; sống nhân ái, có lí tưởng
và ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia, về tương lai của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy
động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh con
người Việt Nam nhất là người phụ nữ Việt thời kháng chiến chống Mỹ?
https://www.youtube.com/watch?v=ZxckqJlIQW8
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


zalo Nhắn tin Zalo