Giáo án Văn bản thông tin tổng hợp (2024) Cánh diều

28 14 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 41 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Cánh diều Học kì 2 năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(28 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều – Bài 9
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9. VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP
TIẾT…… : GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản; phân tích, đánh giá được đề tài, thông
tin cơ bản, sự phù hợp giữa nội dung và nhan đề văn bản; đề xuất được các nhan đề
khác; đánh giá được cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin; phân biệt được dữ liệu sơ cấp
và thứ cấp; nhận biết và đánh giá được tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Viết được bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.
- Biết tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau.
- Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ
1. Tri thức ngữ văn
a. Bố cục và mạch lạc của văn bản
- Bố cục là sự sắp xếp, bố trí các yếu tố, các phần trong một văn bản theo một trật tự
nhất định (thời gian, không gian, sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận) cho phù
hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
- Mạch lạc là trật tự hợp lí và rành mạch giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản.
Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản có các phần, các đoạn, các câu đều nói về một
đề tài, thể hiện một chủ đề chung xuyên suốt và được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng,
hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi ra được nhiều hứng
thú cho người đọc hoặc người nghe.
b. Sự phù hợp giữa nội dung và nhan đề của văn bản
- Nhan đề là tên của văn bản, thường do tác giả đặt.
- Nhan đề văn bản thông tin thường phản ánh nội dung chính của văn bản; vì thế giữa
nhan đề và nội dung của văn bản phải có sự phù hợp với nhau.
c. Cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin trong văn bản
- Người viết phải lựa chọn những thông tin chính xác, tiêu biểu, phù hợp với mục đích
viết giữa các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Phải sắp xếp các thông tin đó theo một trật tự nhất định để vừa tạo nên tính mạch lạc,
vừa tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các thông tin đó nhằm thể hiện mục đích của người
viết và tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc tiếp nhận những thông tin ấy.
d. Tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin
- Các số liệu, tư liệu, hình ảnh, âm thanh,... được đưa vào văn bản thông tin cần mới mẻ
hoặc có sự khác biệt với những thông tin cùng loại đã nêu trước đó; được thay đổi hoặc
bổ sung, điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp với thực tế; phải chính xác, rõ ràng và có thể kiểm tra được.
e. Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
- Dữ liệu sơ cấp (primary data) là loại dữ liệu được người viết thu thập từ các nguồn đầu
tiên, nguyên gốc, nguyên bản bằng cách sử dụng các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn hoặc thí nghiệm,...
- Dữ liệu thứ cấp (secondary data) là loại dữ liệu được người viết sử dụng lại của người khác và của chính mình.
f. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Phương tiện phi ngôn ngữ: ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,... khi trò chuyện; kí hiệu,
công thức, biển báo, đồ thị, hình vẽ, tranh, ảnh, màu sắc, âm thanh,...
- Bên cạnh những cử chỉ, kí hiệu có cách hiểu chung cho mọi người, mỗi cộng đồng, dân
tộc có thể có những quy ước riêng.
- Để sử dụng hiệu quả và tiếp nhận đầy đủ thông điệp từ các phương tiện phi ngôn ngữ,
người tham gia giao tiếp không chỉ phải học các kí hiệu, công thức, biển báo, đồ thị,...
mà còn phải học cách ứng xử phù hợp với phong tục, tập quán của cộng đồng.
2. Phương tiện dạy học
- GV chuẩn bị các tài liệu nói về lí thuyết văn nghị luận, các bài phê bình, nghiên cứu,
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, tranh ảnh liên quan đến các văn bản trong phần Đọc.
- GV thiết kế bài giảng điện tử với bản trình chiếu PPT.
TIẾT…… : CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VÀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ (Nguyễn Thế Nghĩa) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung
Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua
hoạt động đọc; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm…
2. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản; phân tích, đánh giá được đề tài, thông
tin cơ bản, sự phù hợp giữa nội dung và nhan đề văn bản; đề xuất được các nhan đề
khác; đánh giá được cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin; phân biệt được dữ liệu sơ cấp
và thứ cấp; nhận biết và đánh giá được tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản. 3. Về phẩm chất
- Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: Giúp huy động tri thức nền, HS biết được các nội dung cơ bản của bài học
cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Theo em, khoa học – công nghệ có vai trò như thế nào đối với
cuộc sống của mỗi người?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo - Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản; phân tích, đánh giá được đề
tài, thông tin cơ bản, sự phù hợp giữa nội dung và nhan đề văn bản; đề xuất được các
nhan đề khác; đánh giá được cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin; phân biệt được dữ
liệu sơ cấp và thứ cấp; nhận biết và đánh giá được tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của
dữ liệu, thông tin trong văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:


zalo Nhắn tin Zalo