Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương
1. Truyền thống yêu quê hương
- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miề địa
phương được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất
khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trọng lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học,
hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề
truyền thống... được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền địa phương.
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương
- Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:
+ Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực
tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
+ Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Bài 2. Bảo tồn di sản văn hóa
1. Di sản văn hóa là gì?
Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
2. Phân loại di sản văn hóa
- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao
gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật
thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản
sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
3. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội
- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử sự sáng tạo và bản
sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
4. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc
bảo vệ di sản văn hóa.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:
- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử,
văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm
được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi
thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn
hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Tài liệu được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 2 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ câu hỏi lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 mới nhất năm 2022 - 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lý thuyết môn Giáo dục công dân lớp 7.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(729 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)