Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Kí

7 4 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 10 ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 12 phần Kí (dự kiến gồm trên 100 ngữ liệu) đầy đủ bộ câu hỏi Đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Tốt nghiệp Văn.

dự kiến: 100 ngữ liệu, tiến độ hiện tại: 10 ngữ liệu

  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

1. Ngữ liệu 1:
1.1. Văn bản ngữ liệu
MÃI MÃI TUỔI 20 (trích) (Nguyễn Văn Thạc) 02/10/1971
Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là
một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình
thản quá, và cũng đột ngột quá.
Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những
ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo,. . Không biết bao giờ mình sẽ
trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học
bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi
vì mộng mị hão huyền.
28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý
nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình. Mình bắt đầu
sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9/3/1971, tháng Ba của hoa nhãn ban trưa,
của hoa sấu và hoa bằng lăng nước.
Những người bạn thân yêu của mình đã lần lượt đi học xa hết cả rồi. Mỗi người một
phương. Các bạn đã đi lên phương Bắc. Còn mình, sẽ đi về phương Nam. . Đêm Hà Bắc thật
thanh bình. Thèm quá, nghe một tiếng thì thào của cánh gió trên đồi bạch đàn. . Mình đã
sống trên 20 ngày bên hồ cá Yên Duyên, Yên Sở. Ở đó có những đường cây đẹp tuyệt. Mình
đã chụp tấm ảnh bộ đội đầu tiên dưới một gốc dừa, sau lưng là hồ cá. Hoàng hôn thong thả
thay màu nước. Và ngôi sao Hôm trầm tư, kiêu hãnh đã mọc trên trời. Cuộc đời bộ đội đâu
dễ dàng như thế. Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết
thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này
đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một
điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!
Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay
này thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đi được.
Và bàn tay ấy, và đôi mắt ấy, giọng nói ấy. . Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất,
tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy. Nghẹn thắt vì một cảm giác khó tả, mình ngước nhìn
lần cuối cùng cánh cửa sổ, nơi hằng ngày mình bò ra, nhìn xuống lòng đường. Khoảng trời
nhỏ của riêng mình đó. Một hôm nào, những hôm nào mình mong chờ nhìn thấy bạn của
mình đạp xe qua, để mình gọi. . Bây giờ, là chia tay, xe lăn bánh, êm ru, xe đi êm, mà bọn
mình xô vào nhau, chen nhau thò tay ra cửa. Ngoài kia, là những khuôn mặt gần gũi, tuy có
người chẳng bao giờ mình trò chuyện, chẳng bao giờ mình nghĩ rằng có họ sống trên đời. . Ở
đâu, khuôn mặt thân yêu ấy? Bạn đi, mình không gặp được.
Đêm 26/7, chỉ là những gương mặt xa lạ, đầy vẻ háo hức và tự mãn. Rối loạn, và thoảng
một thứ mùi khó chịu. Mình không dám đứng lâu và đành chịu một nỗi ân hận giày vò. . Mình
đi, khi bạn đang bước vào năm học mới. Bước lên giảng đường, bạn có nhớ tới mình
không?. . Đừng, hãy để tâm hồn trọn vẹn thanh thản, mà đón một mùa xuân của lòng mình.
Trang đầu của cuộc đời sinh viên, đừng để rơi một giọt mực, đừng để loang lổ một vết ố vàng. .
Xe ơi, lao nhanh hơn, cho ta chóng tới gia đình lớn. Nơi ta gửi gắm cả thời thanh xuân của mình. .
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005)
1.2. Bộ câu hỏi đọc hiểu và viết
1.2.1. Câu hỏi đọc hiểu
Câu 1: Xác định ít nhất hai dấu hiệu đặc trưng của hồi kí trong đoạn trích trên.
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
Câu 2: Hãy chỉ ra "những điều không ngờ" được tác giả nói đến trong đoạn trích?
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
Câu 3: Theo nội dung đoạn trích trên, tại sao tác giả lại khóc trong buổi chia tay bạn bè?
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
Câu 4: Chỉ ra diễn biến tâm trạng của tác giả thể hiện trong đoạn trích.
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
Câu 5: Người viết đã thể hiện cảm xúc gì qua câu văn: “Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực
cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!”
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
Câu 6: Phân tích tác dụng của những dấu ba chấm trong văn bản.
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
Câu 7: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”?
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
Câu 8: Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong câu văn: Mình đã khóc, nước mắt
giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí
trong lành trên trường Tổng hợp…
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
Câu 9: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị?
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
Câu 10: Anh/ chị sẽ bày tỏ quan điểm như thế nào nếu có ý kiến cho rằng:“Sự đa cảm của tác
giả có thể làm cho anh ta trở nên uỷ mị, không phù hợp với người lính trong chiến tranh”?
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
1.2.2. Câu hỏi viết
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) chỉ ra tác dụng của việc kết hợp các
yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Phân tích tác dụng của việc kết hợp các yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản trích
“Mãi mãi tuổi 20” của Nguyễn Văn Thạc. - Hệ thống ý
+ Yếu tố tự sự những chi tiết kể về cuộc sống khi còn là sinh viên, 20 ngày sống bên hồ cả
Yên Duyên, Yên Sở, không khí buổi chia tay,. .
+ Yếu tố trữ tình: những tình cảm, cảm xúc nảy sinh trong các hoàn cảnh, với các sự việc, hiện tượng.
+ Tác dụng: sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình vừa làm cho các sự kiện được kể
trở nên cụ thể, rõ ràng, sinh động, đồng thời cũng bộc lộ được những cung bậc cảm xúc của
tác giả nhớ thương, buồn bá, bằng khoảng tự hào. .
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ văn bản để minh chứng cho nhận định.
+ Phân tích rõ tác dụng khi kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả. - Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn hoàn chỉnh
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .
………………………………………………………………………………………………. . .


zalo Nhắn tin Zalo