TẾT NÀY NHỚ MẸ Nguyễn Trọng Tạo Đã hai Tết Con về nhà Vắng Mẹ
Cây quanh vườn mồ côi Mẹ hai năm
Màu xanh lá buồn chi ngơ ngác thế?
Lòng bồi hồi ra ngõ ngóng xa xăm.
Như thuở nhỏ đường làng người đi chợ
Những đứa con thắc thỏm ngóng mẹ về
Con tóc bạc đi theo bầy trẻ nhỏ
Mẹ đâu còn để chờ bánh đa kê.
Mẹ đâu còn để đánh thức giao thừa
Con ngái ngủ giật mình thấy Mẹ về rất tỏ
Thắp nén nhang dâng bàn thờ Tiên Tổ
Bên hình Cha, Mẹ nở nụ cười hiền.
Con thấy Mẹ lom khom vào bếp, ra vườn
Mẹ múc nước giếng nhà trong vắt
Mẹ cho lợn ăn. Mẹ xới thêm luống đất
Mẹ trồng rau. Mẹ hát điệu xa vời…
Rồi Mẹ tiễn con đi về phía cuối trời
Chiếc gậy chống đã vẹt mòn năm tháng
Con ngoảnh lại chốn quê nhà xanh thẳm
Mẹ cười hiền, chống gậy đứng nhìn theo…
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? Nhận
xét về cách gieo vần của bài thơ?
Câu 2: Xác định đối tượng trữ tình và chủ thể trữ tình trong bài thơ? Tình cảm bao trùm bài thơ là gì?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu thơ: “Cây quanh vườn
mồ côi Mẹ hai năm/ Màu xanh lá buồn chi ngơ ngác thế?”
Câu 4. Hình ảnh của mẹ trong khổ thơ cuối gợi cho em nhớ đến những ai?
Câu 5. Theo em, vì sao tác giả lại ngắt câu thơ đầu tiên thành ba dòng khác nhau mà
không viết liền trên một dòng như các câu khác?
Câu 6. Dấu chẩm lửng trong các dòng thơ: “Mẹ trồng rau. Mẹ hát điệu xa vời...”, “Mẹ
cười hiền, chống gậy đứng nhìn theo...” thể hiện điều gì?
Câu 7. Từ “vắng” (vắng mẹ) trong khổ 1 của bài thơ nên được hiểu thế nào?
Câu 8. Bernard Shaw đã từng nói: “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là
trái tim người mẹ.”. Từ câu nói trên, em hãy viết một đoạn văn ½ trang trình bày suy
nghĩ về ý nghĩa của tình mẫu tử với cuộc đời mỗi con người. ĐÁP ÁN 1. Thể thơ: tự do
PTBĐ: biểu cảm (kết hợp tự sự, miêu tả)
Gieo vần: vần chân, vần cách
2. Chủ thể trữ tình: người con
Đối tượng trữ tình: người mẹ
Cảm xúc bao trùm bài thơ là: Nỗi nhớ thương da diết
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu thơ: “Cây quanh vườn mồ côi
Mẹ hai năm/ Màu xanh lá buồn chi ngơ ngác thế?” - Biện pháp Nhân hoá - Tác dụng:
+ Khiến cho hình ảnh những cây lá trong vườn có suy nghĩ, cảm xúc như con người
+ Thế hiện sâu sắc nỗi đau mất mẹ của nhà thơ, nỗi đau lan toả ra cả thiên nhiên, cảnh vật.
4. Hình ảnh của mẹ trong khổ thơ cuối gợi cho em nhớ đến những ai?
- Những người mẹ Việt Nam tiễn chồng, con ra trận
5. Theo em, vì sao tác giả lại ngắt câu thơ đầu tiên thành ba dòng khác nhau mà không
viết liền trên một dòng như các câu khác?
- Vì có thể nỗi buồn mất mẹ, nhất là mỗi dịp Tết đến xuân về, đã khiến câu thơ giống
như một tiếng khóc nấc, ngắt ra, đau đớn. Nỗi buồn đau khiến nhà thơ như nghẹn lời, vì
thế, câu thơ cũng không còn liền mạch.
6. Dấu chẩm lửng trong các dòng thơ: “Mẹ trồng rau. Mẹ hát điệu xa vời...”, “Mẹ cười
hiền, chống gậy đứng nhìn theo...” thể hiện điều gì?
- Ở dòng thơ: “Mẹ trồng rau. Mẹ hát điệu xa vời...”, dấu chấm lửng có thể được dùng để
thể hiện sự hồi tưởng của con về những lời hát, điệu hát của mẹ, đồng thời, diễn tả dòng
kí ức miên man chưa dứt của nhà thơ về mẹ.
- Còn trong dòng thơ: “Mẹ cười hiển, chổng gậy đứng nhìn theo...”, dấu chấm lửng khắc
hoạ cái nhìn dõi theo cho đến khi không còn thấy bóng con của mẹ, thể hiện sự bịn rịn,
lo lắng,... của mẹ khi tiễn con đi xa.
7. Từ “vắng” (vắng mẹ) trong khổ 1 của bài thơ nên được hiểu thế nào?
- Trong ngữ cảnh của bài thơ nói chung và khổ 1 nói riêng, từ “vắng” nên được hiểu là
“mất”, tức là mẹ đã mất, đã không còn sống trên cõi đời (hai năm rồi). 8. Gợi ý:
*Mở đoạn: Giới thiệu câu nói để dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (ý nghĩa của tình mẫu tử)
Phiếu bài tập Tuần 1 Tết này nhớ mẹ Ngữ văn 7
2.6 K
1.3 K lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập Ngữ văn 6 Học kì 2 mới nhất dành cho cả 3 sách (cánh diều, kết nối tri thức & cuộc sống, Chân trời sáng tạo) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(2595 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 7
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
TẾT NÀY NHỚ MẸ
Nguyễn Trọng Tạo
Đã hai Tết
Con về nhà
Vắng Mẹ
Cây quanh vườn mồ côi Mẹ hai năm
Màu xanh lá buồn chi ngơ ngác thế?
Lòng bồi hồi ra ngõ ngóng xa xăm.
Như thuở nhỏ đường làng người đi chợ
Những đứa con thắc thỏm ngóng mẹ về
Con tóc bạc đi theo bầy trẻ nhỏ
Mẹ đâu còn để chờ bánh đa kê.
Mẹ đâu còn để đánh thức giao thừa
Con ngái ngủ giật mình thấy Mẹ về rất tỏ
Thắp nén nhang dâng bàn thờ Tiên Tổ
Bên hình Cha, Mẹ nở nụ cười hiền.
Con thấy Mẹ lom khom vào bếp, ra vườn
Mẹ múc nước giếng nhà trong vắt
Mẹ cho lợn ăn. Mẹ xới thêm luống đất
Mẹ trồng rau. Mẹ hát điệu xa vời…
Rồi Mẹ tiễn con đi về phía cuối trời
Chiếc gậy chống đã vẹt mòn năm tháng
Con ngoảnh lại chốn quê nhà xanh thẳm
Mẹ cười hiền, chống gậy đứng nhìn theo…
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? Nhận
xét về cách gieo vần của bài thơ?
Câu 2: Xác định đối tượng trữ tình và chủ thể trữ tình trong bài thơ? Tình cảm bao trùm
bài thơ là gì?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu thơ: “Cây quanh vườn
mồ côi Mẹ hai năm/ Màu xanh lá buồn chi ngơ ngác thế?”
Câu 4. Hình ảnh của mẹ trong khổ thơ cuối gợi cho em nhớ đến những ai?
Câu 5. Theo em, vì sao tác giả lại ngắt câu thơ đầu tiên thành ba dòng khác nhau mà
không viết liền trên một dòng như các câu khác?
Câu 6. Dấu chẩm lửng trong các dòng thơ: “Mẹ trồng rau. Mẹ hát điệu xa vời...”, “Mẹ
cười hiền, chống gậy đứng nhìn theo...” thể hiện điều gì?
Câu 7. Từ “vắng” (vắng mẹ) trong khổ 1 của bài thơ nên được hiểu thế nào?
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Câu 8. Bernard Shaw đã từng nói: “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là
trái tim người mẹ.”. Từ câu nói trên, em hãy viết một đoạn văn ½ trang trình bày suy
nghĩ về ý nghĩa của tình mẫu tử với cuộc đời mỗi con người.
ĐÁP ÁN
1. Thể thơ: tự do
PTBĐ: biểu cảm (kết hợp tự sự, miêu tả)
Gieo vần: vần chân, vần cách
2. Chủ thể trữ tình: người con
Đối tượng trữ tình: người mẹ
Cảm xúc bao trùm bài thơ là: Nỗi nhớ thương da diết
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu thơ: “Cây quanh vườn mồ côi
Mẹ hai năm/ Màu xanh lá buồn chi ngơ ngác thế?”
- Biện pháp Nhân hoá
- Tác dụng:
+ Khiến cho hình ảnh những cây lá trong vườn có suy nghĩ, cảm xúc như con người
+ Thế hiện sâu sắc nỗi đau mất mẹ của nhà thơ, nỗi đau lan toả ra cả thiên nhiên, cảnh
vật.
4. Hình ảnh của mẹ trong khổ thơ cuối gợi cho em nhớ đến những ai?
- Những người mẹ Việt Nam tiễn chồng, con ra trận
5. Theo em, vì sao tác giả lại ngắt câu thơ đầu tiên thành ba dòng khác nhau mà không
viết liền trên một dòng như các câu khác?
- Vì có thể nỗi buồn mất mẹ, nhất là mỗi dịp Tết đến xuân về, đã khiến câu thơ giống
như một tiếng khóc nấc, ngắt ra, đau đớn. Nỗi buồn đau khiến nhà thơ như nghẹn lời, vì
thế, câu thơ cũng không còn liền mạch.
6. Dấu chẩm lửng trong các dòng thơ: “Mẹ trồng rau. Mẹ hát điệu xa vời...”, “Mẹ cười
hiền, chống gậy đứng nhìn theo...” thể hiện điều gì?
- Ở dòng thơ: “Mẹ trồng rau. Mẹ hát điệu xa vời...”, dấu chấm lửng có thể được dùng để
thể hiện sự hồi tưởng của con về những lời hát, điệu hát của mẹ, đồng thời, diễn tả dòng
kí ức miên man chưa dứt của nhà thơ về mẹ.
- Còn trong dòng thơ: “Mẹ cười hiển, chổng gậy đứng nhìn theo...”, dấu chấm lửng khắc
hoạ cái nhìn dõi theo cho đến khi không còn thấy bóng con của mẹ, thể hiện sự bịn rịn,
lo lắng,... của mẹ khi tiễn con đi xa.
7. Từ “vắng” (vắng mẹ) trong khổ 1 của bài thơ nên được hiểu thế nào?
- Trong ngữ cảnh của bài thơ nói chung và khổ 1 nói riêng, từ “vắng” nên được hiểu là
“mất”, tức là mẹ đã mất, đã không còn sống trên cõi đời (hai năm rồi).
8.
Gợi ý:
*Mở đoạn: Giới thiệu câu nói để dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (ý nghĩa của tình mẫu tử)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85