HÀNG NƯỚC CÔ DẦN - Thạch Lam -
Cô Dần là một thiếu nữ hãy còn trẻ, cứ nghe tên cô thì đủ biết (cái lối đặt tên của cổ
nhân ta nghĩ cũng thẳng thắn và thực thà mang cái tuổi trong tên mình, không cần giấu
giếm). Tuy vậy cô là một thiếu nữ đãm đang. Một mình cô trông nom cái cửa hàng nước
ở trước chợ Đông Xuân, bên cạnh bà cô bán hàng xôi, và cũng như bà, cô bán hàng từ
chín giờ tối, suốt đêm cho tới sáng.
Cửa hàng của cô cũng không có gì: một vài miếng trầu, một vài phong thuốc lào,
một bao thuốc lá bán lẻ, vài cái bát uống nước, như cái bát uống nước ở tất cả các hàng
nước Việt Nam, đặt úp xuống mặt chõng. Nhưng hàng cô Dần có một chút đặt biệc hơn:
cô không bán nước vối hay nước chè tươi. Cô bán nước chè, tôi cũng không biết chè
mạn hay chè hột, chỉ biết là một thứ chè cũng dễ uống. Và có lẽ bán cho người ở đất
"văn minh", nên cô bán nước chè uống sôi, dù trời rét hay trời nóng, mùa đông hay mùa
hạ. Ấm chè bọc cái áo gai rất cẩn thận, dựng bên một cái hỏa lò than cũng hồng, mang
một ấm nước bao giờ cũng reo sôi.
Ai uống nước đường thì có cốc thủy tinh, một xu một cốc. Cô múc vào cốc một thìa
đường, tuy đường đắt mà xem ra cô cũng múc nới tay lắm. Nghiêng bình chè rót đầy
cốc, vừa đưa lên cho khách với cái nhìn của đôi mắt nhỏ, lanh lẹ, hai con người đen
bóng loáng, như hai con mắt của một con vật non nào.
Ăn cơm, uống rượu xong mà được một cốc nước chè được rất nóng thì ai chả thích.
Nên hàng cô Dần đông khách lắm, có khi cô trở tay bán không kịp. Kẻ đứng, người ngồi
xúm vòng quanh, nhưng ngồi xổm mà thôi, vì hàng nước ấy lại còn có cái đặc biệt khác
nữa là không có ghế ngồi. Những bác phu xe đặt nón, lần túi lấy một điếu thuốc lào, vài
thầy đội xếp uống chè từng ngụm nhỏ trên xe đạp gác ở hè với vài khác hàng áo ngắn,
còn trẻ tuổi, hay điểm thêm vào vị nước một vài câu bông đùa nhè nhẹ đối với cô hàng.
Thỉnh thoảng, một bác phu già, rụt rè thầm khẽ bên tai cô hàng nước, hoặc trả tạm một
vài xu ở món nợ còn lại, hoặc nằn nì xin chịu nữa. Cô hàng díu đôi lông mày nhỏ lại một
chút, nhưng cô dễ tính, rồi cũng bắng lòng.
Một hàng nước đắt hàng vì các thức quà bán đã đành, nhưng đôi khi cũng đắt
khách vì cả cô hàng. Cô hàng nước Việt Nam dù ở dưới bóng đa, bên ruộng lúa, hay ở
dưới mái hiên của đường phố, ở đâu cũng vậy, miệng cười tươi của cô hàng là dây liên
lạc khắp cả mọi người. Cô hàng nước Việt Nam, từ xưa đến nay đã chiếm một địa vị
quan hệ trong lịch sử, và trong văn chương: đã có nhiều tiểu thuyết bắt đầu ở một hàng
nước và kết cục cũng ở đấy.
Ồ, nhưng mà chúng ta hãy trở lại cô hàng nước của ba mươi sáu phố phường. Cô
nhũn nhặc lắm: cô mặc cái áo tứ thân nâu cũ, giản dị và đảm đang như các cô gái Việt
Nam. Trong mấy ngày Tết, người ta mới thấy cô khoác cái áo mới hơn một chút, vấn
vành khăn tròn trặn và chặt chẽ hơn. Và dưới mái tóc đen, lúc đó mới lấp lánh mặt đá
của đôi bông hoa vàng, bà cụ đánh cho cô năm vàng còn rẻ, làm cái vốn riêng, chắc thế.
Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô, cũng như tuổi cô, còn trẻ con lắm. Thấy
khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người đó chòng ghẹo mình, díu đôi lông
mày lại, và ngoe nguẩy cái nhìn. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận
ai lâu: chỉ một lát cô lại vui tính ngay.
Một hai năm nữa, lớn lên đi lấy chồng, ai là người thay cô trông nom ngôi hàng
nước của "Hà Nội là động tiên sa"? Cô bé em cô, hẳn vậy, sẽ ngồi bán hàng thay chị, lại
que diêm, điếu thuốc, miếng trầu, để kéo dài mãi mãi cái phong vi bình dân và mộc mạc
của các cô hàng nước cùng với các cô hàng xén kĩu kịt đi chợ Đông, chợ Đoài, là cái
tinh hoa thuần túy Việt Nam từ xửa xưa đến giờ.
(Thạch Lam, Hà Nội 36 phố phường, chương 19: Hàng nước cô Dần)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Xác định nội dung chính của văn bản?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 3: Điều gì đã khiến hàng nước của cô luôn thu hút rất đông khách như vậy?
Câu 4: Tác già cho rằng ai sẽ là người tiếp nối và duy trì phong vị bình dân, mộc mạc
của hàng nước cô Dần? Vì sao tác giả lại có suy nghĩ như vậy?
Câu 5: Chỉ ra và phân loại thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: “Cô hàng nước Việt
Nam dù ở dưới bóng đa, bên ruộng lúa, hay ở dưới mái hiên của đường phố, ở đâu cũng
vậy, miệng cười tươi của cô hàng là dây liên lạc khắp cả mọi người.”
Câu 6: Nêu cảm nhận của em về nhân vật cô Dần trong văn bản "Hàng nước cô Dần".
Câu 7: Câu hỏi tu từ "Một hai năm nữa, lớn lên đi lấy chồng, ai là người thay cô trông
nom ngôi hàng nước của "Hà Nội là động tiên sa"?" gợi lên trọng em suy nghĩ gì?
Câu 8. Trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ những
nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy.
ĐÁP ÁN 1. Thể loại: tùy bút
- Nội dung chính: Tinh hoa thuần tuý Việt Nam qua phong vị bình dân, mộc mạc của hàng nước cô Dần
2. Phương thức biểu đạt của của văn bản trên là:
- Tự sự, biểu cảm, nghị luận.
3. Điều gì đã khiến hàng nước của cô luôn thu hút rất đông khách như vậy?
- Đặc biệt ở mặt hàng: Cô không bán nước vối hay nước chè tươi mà bán một thứ chè
cũng dễ uống (nước chè uống sôi, dù trời rét hay trời nóng, mùa đông hay mùa hạ.)
- Đặc biệt trong cách phục vụ:
+ Ai uống nước đường thì có cốc thủy tinh, một xu một cốc.
+ Cô múc vào cốc một thìa đường, tuy đường đắt mà xem ra cô cũng múc nới tay lắm.
+ Không có ghế ngồi: Kẻ đứng, người ngồi xúm vòng quanh, nhưng ngồi xổm mà thôi.
- Đặc biệt ở người bán hàng: Nhanh nhẹn, đảm đang, xởi nởi, miệng cười tươi như hoa
dễ tính, vui tính, không giận ai lâu, ăn mặc nhũn nhặn, không đẹp nhưng xinh xắn
4. Tác già cho rằng ai sẽ là người tiếp nối và duy trì phong vị bình dân, mộc mạc của
hàng nước cô Dần? Vì sao tác giả lại có suy nghĩ như vậy?
- Tác giả phỏng đoán, hi vọng và tin tưởng rằng người tiếp nối công việc của cô Dần chính là "Cô bé em cô”
- Suy nghĩ trên cho chúng ta thấy tác giả là người có tâm hổn nhạy cảm, con mắt tinh tế
khi phát hiện ra và thái độ trân quý những nét đẹp văn hoá bình dị mà ý nghĩa của Hà
Nội cũng như của nước Việt ta.
5. Chỉ ra và phân loại thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: “Cô hàng nước Việt Nam
dù ở dưới bóng đa, bên ruộng lúa, hay ở dưới mái hiên của đường phố, ở đâu cũng vậy,
miệng cười tươi của cô hàng là dây liên lạc khắp cả mọi người.” Trạng ngữ: + ở dưới bóng đa, + bên ruộng lúa,
+ ở dưới mái hiên của đường phố, + ở đâu cũng vậy
Đây là các trạng ngữ chỉ địa điểm (nơi chốn)
6. Nêu cảm nhận của em về nhân vật cô Dần trong văn bản "Hàng nước cô Dần".
- Cô Dần là một thiếu nữ hãy còn trẻ, cô có tên gọi giản dị dân dã theo cách đặt tên của
người xưa (Lấy năm sinh làm tên gọi: Dần)
- Ngoại hình: Không đẹp, chỉ xinh thôi
- Tính cách: là một thiếu nữ đảm đang (bán hàng từ chín mười giờ tối, suốt đêm cho tới
sáng), hào phóng, xởi lởi (đường đắt mà xem ra cô cũng múc nới tay lắm), dễ tính, trẻ
con, không giận ai lâu, vui tính, biết bông đùa.
- Trang phục nhũn nhặn: mặc cái áo tứ thân nâu cũ, giản dị và đảm đang như các cô gái
Việt Nam. Trong mấy ngày Tết, cô khoác cái áo mới hơn một chút, vấn vành khăn tròn
trặn và chặt chẽ hơn. Và dưới mái tóc đen, lúc đó mới lấp lánh mặt đá của đôi bông hoa vàng.
*Mỗi phương diện đó gợi cho em cảm nhận về một phong vị bình dị, mộc mạc nhưng rất
thiêng liêng trong văn hoá, trong ứng xử của những con người chốn Hà Thành.
7. Câu hỏi tu từ "Một hai năm nữa, lớn lên đi lấy chồng, ai là người thay cô trông nom
ngôi hàng nước của "Hà Nội là động tiên sa"?" gợi lên trọng em suy nghĩ gì?
- Qua câu văn trên chúng ta thấy, tác giả trăn trở về người tiếp nối, duy trì mãi cái phong
vị Hà Thành tốt đẹp - thứ phong vị đã góp phần tạo nên tinh hoa thuần tuý Việt Nam từ xưa đến nay.
- Tác già e ngại và lo sợ phong vị ấy bị mai một theo thời gian khi chủ nhân tạo ra nó
không còn tiếp tục công việc đó nữa. 8. 1. Nêu vấn đề
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề => trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn những nét
đẹp truyền thống văn hóa dân tộc. (1 câu) 2. Giải quyết vấn đề
a. Giải thích: (2 – 3 câu)
- Truyền thống văn hóa dân tộc: Là những giá trị cốt lõi của nền văn hóa, thể hiện tâm
hồn cốt cách, tình cảm, lí trí, sức mạnh của dân tộc.
b. Làm rõ vấn đề nghị luận: phân tích, chứng minh, bàn luận,…
- Giữ gìn những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc: là bảo vệ, tiếp nối, phát triển
và làm rạng rỡ thêm hững truyền thống ấy... (2 câu)
- Nêu dược ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc (giúp ta có thêm kinh
nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống. Liên hệ với các sự việc trong xã hội, kể những sự
việc cụ thể) (2 – 3 câu)
- Hậu quả của việc không giữ gìn truyền thống dân tộc (3 – 5 câu)
- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ cần phải làm gì để gìn giữ nét đẹp truyền thống văn
hóa dân tộc. (3 – 5 câu)
c. Liên hệ bản thân (3 – 5 câu) : nêu lên nhận thức và hành động của bản thân (trân
trọng, tự hào, không bảo thủ lạc hậu, khồn xem thường, không làm tổn hại...) 3. Kết thúc vấn đề
Phiếu bài tập Tuần 5 Hàng nước cô Dần Ngữ văn 7
1 K
507 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập Ngữ văn 6 Học kì 2 mới nhất dành cho cả 3 sách (cánh diều, kết nối tri thức & cuộc sống, Chân trời sáng tạo) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1013 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 7
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
HÀNG NƯỚC CÔ DẦN
- Thạch Lam -
Cô Dần là một thiếu nữ hãy còn trẻ, cứ nghe tên cô thì đủ biết (cái lối đặt tên của cổ
nhân ta nghĩ cũng thẳng thắn và thực thà mang cái tuổi trong tên mình, không cần giấu
giếm). Tuy vậy cô là một thiếu nữ đãm đang. Một mình cô trông nom cái cửa hàng nước
ở trước chợ Đông Xuân, bên cạnh bà cô bán hàng xôi, và cũng như bà, cô bán hàng từ
chín giờ tối, suốt đêm cho tới sáng.
Cửa hàng của cô cũng không có gì: một vài miếng trầu, một vài phong thuốc lào,
một bao thuốc lá bán lẻ, vài cái bát uống nước, như cái bát uống nước ở tất cả các hàng
nước Việt Nam, đặt úp xuống mặt chõng. Nhưng hàng cô Dần có một chút đặt biệc hơn:
cô không bán nước vối hay nước chè tươi. Cô bán nước chè, tôi cũng không biết chè
mạn hay chè hột, chỉ biết là một thứ chè cũng dễ uống. Và có lẽ bán cho người ở đất
"văn minh", nên cô bán nước chè uống sôi, dù trời rét hay trời nóng, mùa đông hay mùa
hạ. Ấm chè bọc cái áo gai rất cẩn thận, dựng bên một cái hỏa lò than cũng hồng, mang
một ấm nước bao giờ cũng reo sôi.
Ai uống nước đường thì có cốc thủy tinh, một xu một cốc. Cô múc vào cốc một thìa
đường, tuy đường đắt mà xem ra cô cũng múc nới tay lắm. Nghiêng bình chè rót đầy
cốc, vừa đưa lên cho khách với cái nhìn của đôi mắt nhỏ, lanh lẹ, hai con người đen
bóng loáng, như hai con mắt của một con vật non nào.
Ăn cơm, uống rượu xong mà được một cốc nước chè được rất nóng thì ai chả thích.
Nên hàng cô Dần đông khách lắm, có khi cô trở tay bán không kịp. Kẻ đứng, người ngồi
xúm vòng quanh, nhưng ngồi xổm mà thôi, vì hàng nước ấy lại còn có cái đặc biệt khác
nữa là không có ghế ngồi. Những bác phu xe đặt nón, lần túi lấy một điếu thuốc lào, vài
thầy đội xếp uống chè từng ngụm nhỏ trên xe đạp gác ở hè với vài khác hàng áo ngắn,
còn trẻ tuổi, hay điểm thêm vào vị nước một vài câu bông đùa nhè nhẹ đối với cô hàng.
Thỉnh thoảng, một bác phu già, rụt rè thầm khẽ bên tai cô hàng nước, hoặc trả tạm một
vài xu ở món nợ còn lại, hoặc nằn nì xin chịu nữa. Cô hàng díu đôi lông mày nhỏ lại một
chút, nhưng cô dễ tính, rồi cũng bắng lòng.
Một hàng nước đắt hàng vì các thức quà bán đã đành, nhưng đôi khi cũng đắt
khách vì cả cô hàng. Cô hàng nước Việt Nam dù ở dưới bóng đa, bên ruộng lúa, hay ở
dưới mái hiên của đường phố, ở đâu cũng vậy, miệng cười tươi của cô hàng là dây liên
lạc khắp cả mọi người. Cô hàng nước Việt Nam, từ xưa đến nay đã chiếm một địa vị
quan hệ trong lịch sử, và trong văn chương: đã có nhiều tiểu thuyết bắt đầu ở một hàng
nước và kết cục cũng ở đấy.
Ồ, nhưng mà chúng ta hãy trở lại cô hàng nước của ba mươi sáu phố phường. Cô
nhũn nhặc lắm: cô mặc cái áo tứ thân nâu cũ, giản dị và đảm đang như các cô gái Việt
Nam. Trong mấy ngày Tết, người ta mới thấy cô khoác cái áo mới hơn một chút, vấn
vành khăn tròn trặn và chặt chẽ hơn. Và dưới mái tóc đen, lúc đó mới lấp lánh mặt đá
của đôi bông hoa vàng, bà cụ đánh cho cô năm vàng còn rẻ, làm cái vốn riêng, chắc thế.
Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô, cũng như tuổi cô, còn trẻ con lắm. Thấy
khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người đó chòng ghẹo mình, díu đôi lông
mày lại, và ngoe nguẩy cái nhìn. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận
ai lâu: chỉ một lát cô lại vui tính ngay.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Một hai năm nữa, lớn lên đi lấy chồng, ai là người thay cô trông nom ngôi hàng
nước của "Hà Nội là động tiên sa"? Cô bé em cô, hẳn vậy, sẽ ngồi bán hàng thay chị, lại
que diêm, điếu thuốc, miếng trầu, để kéo dài mãi mãi cái phong vi bình dân và mộc mạc
của các cô hàng nước cùng với các cô hàng xén kĩu kịt đi chợ Đông, chợ Đoài, là cái
tinh hoa thuần túy Việt Nam từ xửa xưa đến giờ.
(Thạch Lam, Hà Nội 36 phố phường, chương 19: Hàng nước cô Dần)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Xác định nội dung chính của văn bản?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 3: Điều gì đã khiến hàng nước của cô luôn thu hút rất đông khách như vậy?
Câu 4: Tác già cho rằng ai sẽ là người tiếp nối và duy trì phong vị bình dân, mộc mạc
của hàng nước cô Dần? Vì sao tác giả lại có suy nghĩ như vậy?
Câu 5: Chỉ ra và phân loại thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: “Cô hàng nước Việt
Nam dù ở dưới bóng đa, bên ruộng lúa, hay ở dưới mái hiên của đường phố, ở đâu cũng
vậy, miệng cười tươi của cô hàng là dây liên lạc khắp cả mọi người.”
Câu 6: Nêu cảm nhận của em về nhân vật cô Dần trong văn bản "Hàng nước cô Dần".
Câu 7: Câu hỏi tu từ "Một hai năm nữa, lớn lên đi lấy chồng, ai là người thay cô trông
nom ngôi hàng nước của "Hà Nội là động tiên sa"?" gợi lên trọng em suy nghĩ gì?
Câu 8. Trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ những
nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
ĐÁP ÁN
1. Thể loại: tùy bút
- Nội dung chính: Tinh hoa thuần tuý Việt Nam qua phong vị bình dân, mộc mạc của
hàng nước cô Dần
2. Phương thức biểu đạt của của văn bản trên là:
- Tự sự, biểu cảm, nghị luận.
3. Điều gì đã khiến hàng nước của cô luôn thu hút rất đông khách như vậy?
- Đặc biệt ở mặt hàng: Cô không bán nước vối hay nước chè tươi mà bán một thứ chè
cũng dễ uống (nước chè uống sôi, dù trời rét hay trời nóng, mùa đông hay mùa hạ.)
- Đặc biệt trong cách phục vụ:
+ Ai uống nước đường thì có cốc thủy tinh, một xu một cốc.
+ Cô múc vào cốc một thìa đường, tuy đường đắt mà xem ra cô cũng múc nới tay lắm.
+ Không có ghế ngồi: Kẻ đứng, người ngồi xúm vòng quanh, nhưng ngồi xổm mà thôi.
- Đặc biệt ở người bán hàng: Nhanh nhẹn, đảm đang, xởi nởi, miệng cười tươi như hoa
dễ tính, vui tính, không giận ai lâu, ăn mặc nhũn nhặn, không đẹp nhưng xinh xắn
4. Tác già cho rằng ai sẽ là người tiếp nối và duy trì phong vị bình dân, mộc mạc của
hàng nước cô Dần? Vì sao tác giả lại có suy nghĩ như vậy?
- Tác giả phỏng đoán, hi vọng và tin tưởng rằng người tiếp nối công việc của cô Dần
chính là "Cô bé em cô”
- Suy nghĩ trên cho chúng ta thấy tác giả là người có tâm hổn nhạy cảm, con mắt tinh tế
khi phát hiện ra và thái độ trân quý những nét đẹp văn hoá bình dị mà ý nghĩa của Hà
Nội cũng như của nước Việt ta.
5. Chỉ ra và phân loại thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: “Cô hàng nước Việt Nam
dù ở dưới bóng đa, bên ruộng lúa, hay ở dưới mái hiên của đường phố, ở đâu cũng vậy,
miệng cười tươi của cô hàng là dây liên lạc khắp cả mọi người.”
Trạng ngữ:
+ ở dưới bóng đa,
+ bên ruộng lúa,
+ ở dưới mái hiên của đường phố,
+ ở đâu cũng vậy
Đây là các trạng ngữ chỉ địa điểm (nơi chốn)
6. Nêu cảm nhận của em về nhân vật cô Dần trong văn bản "Hàng nước cô Dần".
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Cô Dần là một thiếu nữ hãy còn trẻ, cô có tên gọi giản dị dân dã theo cách đặt tên của
người xưa (Lấy năm sinh làm tên gọi: Dần)
- Ngoại hình: Không đẹp, chỉ xinh thôi
- Tính cách: là một thiếu nữ đảm đang (bán hàng từ chín mười giờ tối, suốt đêm cho tới
sáng), hào phóng, xởi lởi (đường đắt mà xem ra cô cũng múc nới tay lắm), dễ tính, trẻ
con, không giận ai lâu, vui tính, biết bông đùa.
- Trang phục nhũn nhặn: mặc cái áo tứ thân nâu cũ, giản dị và đảm đang như các cô gái
Việt Nam. Trong mấy ngày Tết, cô khoác cái áo mới hơn một chút, vấn vành khăn tròn
trặn và chặt chẽ hơn. Và dưới mái tóc đen, lúc đó mới lấp lánh mặt đá của đôi bông hoa
vàng.
*Mỗi phương diện đó gợi cho em cảm nhận về một phong vị bình dị, mộc mạc nhưng rất
thiêng liêng trong văn hoá, trong ứng xử của những con người chốn Hà Thành.
7. Câu hỏi tu từ "Một hai năm nữa, lớn lên đi lấy chồng, ai là người thay cô trông nom
ngôi hàng nước của "Hà Nội là động tiên sa"?" gợi lên trọng em suy nghĩ gì?
- Qua câu văn trên chúng ta thấy, tác giả trăn trở về người tiếp nối, duy trì mãi cái phong
vị Hà Thành tốt đẹp - thứ phong vị đã góp phần tạo nên tinh hoa thuần tuý Việt Nam từ
xưa đến nay.
- Tác già e ngại và lo sợ phong vị ấy bị mai một theo thời gian khi chủ nhân tạo ra nó
không còn tiếp tục công việc đó nữa.
8.
1. Nêu vấn đề
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề => trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn những nét
đẹp truyền thống văn hóa dân tộc. (1 câu)
2. Giải quyết vấn đề
a. Giải thích: (2 – 3 câu)
- Truyền thống văn hóa dân tộc: Là những giá trị cốt lõi của nền văn hóa, thể hiện tâm
hồn cốt cách, tình cảm, lí trí, sức mạnh của dân tộc.
b. Làm rõ vấn đề nghị luận: phân tích, chứng minh, bàn luận,…
- Giữ gìn những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc: là bảo vệ, tiếp nối, phát triển
và làm rạng rỡ thêm hững truyền thống ấy... (2 câu)
- Nêu dược ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc (giúp ta có thêm kinh
nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống. Liên hệ với các sự việc trong xã hội, kể những sự
việc cụ thể) (2 – 3 câu)
- Hậu quả của việc không giữ gìn truyền thống dân tộc (3 – 5 câu)
- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ cần phải làm gì để gìn giữ nét đẹp truyền thống văn
hóa dân tộc. (3 – 5 câu)
c. Liên hệ bản thân (3 – 5 câu) : nêu lên nhận thức và hành động của bản thân (trân
trọng, tự hào, không bảo thủ lạc hậu, khồn xem thường, không làm tổn hại...)
3. Kết thúc vấn đề
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Khẳng định những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc cần phải được gìn giữ và
phát huy. (1 câu)
Tham khảo
Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn những truyền thống văn hoá của dân
tộc là vô cùng quan trọng. Vậy truyền thống văn hoá dân tộc là gì? Truyền thống văn
hoá dân tộc là những giá trị đặc trưng mà ông cha ta gìn giữ từ đời này sang đời khác.
Tại sao thế hệ trẻ chúng ta phải giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc? Truyền thống văn
hoá dân tộc được hình thành trong khoảng thời gian lịch sử lâu dài. Đó là điều đặc trưng
để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác, là mối dây liên kết mọi người với nhau.
Việt Nam chúng ta có nhiều các truyền thống văn hoá từ xưa đến nay, giả như: lòng hiếu
thảo, tinh thần dũng cảm, lòng biết ơn, đức tính cần cù siêng năng. Những truyền thống
này sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay,
nâng cao tầm thế của đất nước. Như vậy, việc gìn giữ những giá trị truyền thống văn hoá
dân tộc của lớp trẻ là vô cùng cần thiết. Muốn như vậy, trước hết lớp trẻ cần có những
hiểu biết nhất định về truyền thống dân tộc. Lớp trẻ cần có bản lĩnh đấu tranh với những
nét văn hoá không lành mạnh làm xói mòn đi truyền thống, tích cực tham gia các diễn
đàn tìm hiểu về lịch sử hào hùng của đất nước. Biết rèn luyện cho mình lối sống tích cực
phù hợp với bản sắc dân tộc, quảng bá được bản sắc dân tộc ra thế giới. Kiên quyết
chống lại những thái độ thờ ơ với bản sắc dân tộc, đề cao những văn hoá du nhập ở nước
ngoài. Thế hệ trẻ đã đang thực hiện được việc này: trong phần thi về Trang phục dân tộc,
Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc
bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường
nhan sắc quốc tế. Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc,
chúng ta cần phải thực hiện những hành động cụ thể như tìm hiểu các giá trị văn hóa dân
tộc, tích cực tham gia các lễ hội văn hoá truyền thống để tăng hiểu biết (lễ hội đền
Hùng, hội Xoan, Hội lim...). Tìm hiểu về các làng nghề văn hóa truyền thống để học hỏi
(làng gốm sứ Bát Tràng, làng lụa vạn Phúc, làng tranh dân gian Đông Hồ). Hơn nữa,
chúng ta cũng nên chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động đinh
hướng cho học sinh tiếp thu những mặt tích cực của văn hóa hiện đại, đồng thời khơi
dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa. Mỗi người chúng ta
cũng cẫn kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm, tẩy chay những hoạt
động văn hoá không lành mạnh đang lan truyền với tốc đọ chóng mặt hiện nay. Là một
học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc văn hóa dân tộc, em thấy mình
cần nỗ lực học tâp để trở thành một người công dân tốt trong việc tiếp tục phát huy, giữ
gìn những truyền thống quê hương.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85