KHIÊM NHƯỜNG Nguyệt Anh
(1) Người xưa thường ví: “Người khiêm nhường giống như nước vậy.”. Vì nước
mềm mại nhưng cũng rất ôn hoà, biết làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, dù là ở
nơi thấp hay nơi cao, nước đều có thể tồn tại và giúp ích cho đời. (2) Như chúng ta đã
biết, nước rất khiêm nhường, thường chảy về chỗ trũng, nhung khi cuộn trào thì sẽ thành
sông, thành suối, bốc lên lại hoá mây mù mưa tuôn, thác cuộn. Đặc biệt, nước ở đâu
cũng làm lợi, nuôi dưỡng mọi sinh linh vạn vật. Người khiêm nhường cũng như nước,
thường không khoe khoang, tự cao, tự đại. vẻ ngoài của họ lúc nào cũng khiêm tốn, hiền
lành, đức độ. Đã có không ít người nghĩ rằng, người có tài năng thì phải lộ diện ra bên
ngoài, như vậy mới dễ thăng tiến và được mọi người để ý. (3) Ngày xưa, có một nhà nho
căn dặn con mình: “Không đạm bạc thì không thể sáng chí được, không tĩnh lặng thì
không nghĩ xa xôi được, không đức độ thì khó công thành danh toại được.”. Theo ý của
vị nhà nho, đạm bạc không phải là sống một đời nghèo khó, kham khổ, không có miếng
ăn. Sống đạm bạc ở đây là thanh thản, vui vẻ với mọi người, xa vòng lợi danh, không
ham muốn tiền tài, tửu sắc, luôn giữ tròn khí tiết. (4) Người khiêm nhường là người học
rộng, biết nhiều nhưng chẳng mấy khi khoe khoang ra ngoài. Họ chỉ sử dụng những gì
mình hiểu biết, âm thầm, lặng lẽ phục vụ và cống hiến, không tự cho mình là nhất, là tài
giỏi. Người khiêm nhường cũng giống như biển lớn vậy. Họ biết dang rộng lòng mình ra
đón nhận những dòng nước nhỏ nhoi chảy ra từ trăm nghìn sông, suối nhỏ, từ những nơi
xa xôi hẻo lánh đến biển hồ mênh mông để ôm vào lòng mình. (5) Đối với những người
khiêm nhường từ xưa đến nay, mọi danh lợi, cám dỗ về vật chất, mọi được, mất trong
cuộc đời, tất cả với họ nhẹ nhàng như mây, như khói mà thôi. Vì thế, họ mới có thể giữ
được tâm mình trong sáng. Đối với họ, được mà không hoan hỉ, mất cũng không ưu
phiền, vinh mà không kinh động, nhục cũng không bận lòng. (8) Vậy ta hãy thử thay đổi
một chút cách nhìn nhận các vấn đề, rồi tự nhủ với bản thân hãy sống làm người khiêm
nhường, đức độ để cuộc sống luôn luôn vui vẻ, nhẹ nhàng. (Theo baodantoc.vn)
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
2. Văn bản bàn về vấn đề gì? Nội dung chính của văn bản được nêu ở vị trí nào?
3. Ở phần (1) và (2), tác giả so sánh “người khiêm nhường” với đối tượng nào? Cụ thể,
người khiêm nhường có đặc điểm gì?
4. Chức năng chính của phần (3) là gì?
5. Xác định nội dung chính của phần (4)
6. Giải thích nghĩa của các từ: hoan hỉ, ưu phiền, kinh động, bận lòng
7. Văn bản thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm nào của tác giả? Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?
8. “Hành trang quý giá nhất của đời người là khiêm tốn và giản dị” – Ăng-ghen
Từ câu nói của Ăng-ghen, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình
bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn đối với cuộc sống của mỗi người. ĐÁP ÁN
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
- Văn bản nghị luận xã hội - Vì:
+ bàn về một vấn đề cụ thể.
+ dùng ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc về việc tôn trọng con đúng cách.
2. Văn bản bàn về vấn đề gì? Nội dung chính của văn bản được nêu ở vị trí nào? - Tính khiêm nhường - Nhan đề
3. Ở phần (1) và (2), tác giả so sánh “người khiêm nhường” với đối tượng nào? Cụ thể,
người khiêm nhường có đặc điểm gì?
- Người khiêm nhường được so sánh với nước
- Người khiêm nhường cũng như nước, thường không khoe khoang, tự cao, tự đại. Vẻ
ngoài của họ lúc nào cũng khiêm tốn, hiền lành, đức độ.
4. Chức năng chính của phần (3) là gì?
- Chức năng: Nêu dẫn chứng cho vấn đề được bàn luận
5. Xác định nội dung chính của phần (4)
- Người khiêm nhường là người học rộng, biết nhiều nhưng chẳng mấy khi khoe khoang ra ngoài.
6. Giải thích nghĩa của các từ: hoan hỉ, ưu phiền, kinh động, bận lòng
- hoan hỉ: vui mừng, sung sướng biểu lộ rõ ra trên nét mặt, cử chỉ, lời nói.
- ưu phiền: buồn xen lẫn lo âu, không yên trong lòng.
- kinh động: gây ra sự sợ hãi vì tiếng động, tiếng vang lớn.
- bận lòng: phải nghĩ ngợi đến, phải phiền lòng.
7. Văn bản thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm nào của tác giả? Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Ca ngợi lối sống khiêm nhường của con người *Bài học:
- Cần sống khiêm nhường, không khoe khoang
- Chủ động học hỏi, mở mang kiến thức 8. Dàn ý
1.Khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là không tự đề cao mình, xem những việc làm, những
thành công của mình là bình thường, nhỏ bé. Người khiêm tốn luôn biết tôn trong ngời
khác, biết học hỏi, lắng nghe.
2. Khiêm tốn có vô vàn biểu hiện khác nhau. Trước hết trong nhận thức, khiêm tốn là
biết tự phê phán, so sánh, đối chiếu với người khác. Trong giao tiếp, khiêm tốn là không
ba hoa, khoác lác, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ. Tính khiêm tốn còn thể hiện ở tinh
thần học hỏi những người xung quanh.
3. Đánh giá, bàn luận : Trong cuộc sống chúng ta phải rèn luyện tính khiêm tốn bởi :
- Khiêm tốn là một phẩm chất đáng quý của con người.
- Người khiêm tốn luôn được mọi người tôn trọng, tin tưởng, giúp đỡ chân thành.
- Sự khiêm tốn giúp ta đánh giá đúng bản thân, cố gắng học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết
từ đó sẽ không ngừng tiến bộ và thành công
.- Khiêm tốn còn tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp bởi người khiêm tốn sẽ dễ nói lời cảm
ơn, xin lỗi từ đó tránh được các mâu thuẫn không đáng có.
4. Thật vậy, từ xưa đến nay có rất nhiều tấm gương sáng nhờ sự khiêm tốn mà thành
công. Bác Hồ, Các - Mác, Ăng-ghen…đều tự nhận mình không có tài năng gì đặc biệt
nhưng đều trở thành những vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản được đời đời ca tụng.
Ăng-ghen đã từng nói “hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”. 5. Bàn luận:
- Đức tính khiêm tốn có vai trò quan trọng như vây, nhưng trong thực tế cuộc sống có
không ít kẻ thiếu đi sự khiêm tốn. Những người này không đánh giá đúng năng lực của
mình, hay khoe khoang, không chịu học hỏi, coi thường người khác, sớm muộn gì cũng
chuốc lại thất bại và nhận lấy sự chê cười của người đời. (Truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”)
- Phân biệt: Khiêm tốn khác với tự ti, nhút nhát. Khiêm tốn là không tự đề cao mình và
tôn trọng người khác còn tự ti là tâm lí thấy mình nhỏ bé, thua chị kém em. Khiêm tốn là
nền tảng của sự thành công còn tự ti là gốc rễ của sự thất bại.
- Bài học: Muốn có trái ngọt phải gieo trồng, vun xới. Muốn có tính khiêm tốn phải nhận
thức được vai trò của tính khiêm tốn, ra sức rèn luyện đánh giá đúng bản thân, lắng nghe
người khác để hoàn thiện bản thân “Thói kiêu rũ sạch mới ra người” (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Phiếu bài tập Tuần 5 Khiêm nhường Ngữ văn 7
1.5 K
752 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập Ngữ văn 7 Học kì 2 mới nhất dành cho cả 3 sách (cánh diều, kết nối tri thức & cuộc sống, Chân trời sáng tạo) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1504 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 7
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
KHIÊM NHƯỜNG
Nguyệt Anh
(1) Người xưa thường ví: “Người khiêm nhường giống như nước vậy.”. Vì nước
mềm mại nhưng cũng rất ôn hoà, biết làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, dù là ở
nơi thấp hay nơi cao, nước đều có thể tồn tại và giúp ích cho đời. (2) Như chúng ta đã
biết, nước rất khiêm nhường, thường chảy về chỗ trũng, nhung khi cuộn trào thì sẽ thành
sông, thành suối, bốc lên lại hoá mây mù mưa tuôn, thác cuộn. Đặc biệt, nước ở đâu
cũng làm lợi, nuôi dưỡng mọi sinh linh vạn vật. Người khiêm nhường cũng như nước,
thường không khoe khoang, tự cao, tự đại. vẻ ngoài của họ lúc nào cũng khiêm tốn, hiền
lành, đức độ. Đã có không ít người nghĩ rằng, người có tài năng thì phải lộ diện ra bên
ngoài, như vậy mới dễ thăng tiến và được mọi người để ý. (3) Ngày xưa, có một nhà nho
căn dặn con mình: “Không đạm bạc thì không thể sáng chí được, không tĩnh lặng thì
không nghĩ xa xôi được, không đức độ thì khó công thành danh toại được.”. Theo ý của
vị nhà nho, đạm bạc không phải là sống một đời nghèo khó, kham khổ, không có miếng
ăn. Sống đạm bạc ở đây là thanh thản, vui vẻ với mọi người, xa vòng lợi danh, không
ham muốn tiền tài, tửu sắc, luôn giữ tròn khí tiết. (4) Người khiêm nhường là người học
rộng, biết nhiều nhưng chẳng mấy khi khoe khoang ra ngoài. Họ chỉ sử dụng những gì
mình hiểu biết, âm thầm, lặng lẽ phục vụ và cống hiến, không tự cho mình là nhất, là tài
giỏi. Người khiêm nhường cũng giống như biển lớn vậy. Họ biết dang rộng lòng mình ra
đón nhận những dòng nước nhỏ nhoi chảy ra từ trăm nghìn sông, suối nhỏ, từ những nơi
xa xôi hẻo lánh đến biển hồ mênh mông để ôm vào lòng mình. (5) Đối với những người
khiêm nhường từ xưa đến nay, mọi danh lợi, cám dỗ về vật chất, mọi được, mất trong
cuộc đời, tất cả với họ nhẹ nhàng như mây, như khói mà thôi. Vì thế, họ mới có thể giữ
được tâm mình trong sáng. Đối với họ, được mà không hoan hỉ, mất cũng không ưu
phiền, vinh mà không kinh động, nhục cũng không bận lòng. (8) Vậy ta hãy thử thay đổi
một chút cách nhìn nhận các vấn đề, rồi tự nhủ với bản thân hãy sống làm người khiêm
nhường, đức độ để cuộc sống luôn luôn vui vẻ, nhẹ nhàng.
(Theo baodantoc.vn)
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
2. Văn bản bàn về vấn đề gì? Nội dung chính của văn bản được nêu ở vị trí nào?
3. Ở phần (1) và (2), tác giả so sánh “người khiêm nhường” với đối tượng nào? Cụ thể,
người khiêm nhường có đặc điểm gì?
4. Chức năng chính của phần (3) là gì?
5. Xác định nội dung chính của phần (4)
6. Giải thích nghĩa của các từ: hoan hỉ, ưu phiền, kinh động, bận lòng
7. Văn bản thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm nào của tác giả? Từ đó em rút ra được bài
học gì cho bản thân?
8. “Hành trang quý giá nhất của đời người là khiêm tốn và giản dị” – Ăng-ghen
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Từ câu nói của Ăng-ghen, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình
bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn đối với cuộc sống của mỗi
người.
ĐÁP ÁN
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
- Văn bản nghị luận xã hội
- Vì:
+ bàn về một vấn đề cụ thể.
+ dùng ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc về việc tôn trọng con đúng
cách.
2. Văn bản bàn về vấn đề gì? Nội dung chính của văn bản được nêu ở vị trí nào?
- Tính khiêm nhường
- Nhan đề
3. Ở phần (1) và (2), tác giả so sánh “người khiêm nhường” với đối tượng nào? Cụ thể,
người khiêm nhường có đặc điểm gì?
- Người khiêm nhường được so sánh với nước
- Người khiêm nhường cũng như nước, thường không khoe khoang, tự cao, tự đại. Vẻ
ngoài của họ lúc nào cũng khiêm tốn, hiền lành, đức độ.
4. Chức năng chính của phần (3) là gì?
- Chức năng: Nêu dẫn chứng cho vấn đề được bàn luận
5. Xác định nội dung chính của phần (4)
- Người khiêm nhường là người học rộng, biết nhiều nhưng chẳng mấy khi khoe khoang
ra ngoài.
6. Giải thích nghĩa của các từ: hoan hỉ, ưu phiền, kinh động, bận lòng
- hoan hỉ: vui mừng, sung sướng biểu lộ rõ ra trên nét mặt, cử chỉ, lời nói.
- ưu phiền: buồn xen lẫn lo âu, không yên trong lòng.
- kinh động: gây ra sự sợ hãi vì tiếng động, tiếng vang lớn.
- bận lòng: phải nghĩ ngợi đến, phải phiền lòng.
7. Văn bản thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm nào của tác giả? Từ đó em rút ra được bài
học gì cho bản thân?
- Ca ngợi lối sống khiêm nhường của con người
*Bài học:
- Cần sống khiêm nhường, không khoe khoang
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Chủ động học hỏi, mở mang kiến thức
8. Dàn ý
1.Khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là không tự đề cao mình, xem những việc làm, những
thành công của mình là bình thường, nhỏ bé. Người khiêm tốn luôn biết tôn trong ngời
khác, biết học hỏi, lắng nghe.
2. Khiêm tốn có vô vàn biểu hiện khác nhau. Trước hết trong nhận thức, khiêm tốn là
biết tự phê phán, so sánh, đối chiếu với người khác. Trong giao tiếp, khiêm tốn là không
ba hoa, khoác lác, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ. Tính khiêm tốn còn thể hiện ở tinh
thần học hỏi những người xung quanh.
3. Đánh giá, bàn luận : Trong cuộc sống chúng ta phải rèn luyện tính khiêm tốn bởi :
- Khiêm tốn là một phẩm chất đáng quý của con người.
- Người khiêm tốn luôn được mọi người tôn trọng, tin tưởng, giúp đỡ chân thành.
- Sự khiêm tốn giúp ta đánh giá đúng bản thân, cố gắng học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết
từ đó sẽ không ngừng tiến bộ và thành công
.- Khiêm tốn còn tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp bởi người khiêm tốn sẽ dễ nói lời cảm
ơn, xin lỗi từ đó tránh được các mâu thuẫn không đáng có.
4. Thật vậy, từ xưa đến nay có rất nhiều tấm gương sáng nhờ sự khiêm tốn mà thành
công. Bác Hồ, Các - Mác, Ăng-ghen…đều tự nhận mình không có tài năng gì đặc biệt
nhưng đều trở thành những vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản được đời đời ca tụng.
Ăng-ghen đã từng nói “hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản
dị”.
5. Bàn luận:
- Đức tính khiêm tốn có vai trò quan trọng như vây, nhưng trong thực tế cuộc sống có
không ít kẻ thiếu đi sự khiêm tốn. Những người này không đánh giá đúng năng lực của
mình, hay khoe khoang, không chịu học hỏi, coi thường người khác, sớm muộn gì cũng
chuốc lại thất bại và nhận lấy sự chê cười của người đời. (Truyện ngụ ngôn “Rùa và
Thỏ”)
- Phân biệt: Khiêm tốn khác với tự ti, nhút nhát. Khiêm tốn là không tự đề cao mình và
tôn trọng người khác còn tự ti là tâm lí thấy mình nhỏ bé, thua chị kém em. Khiêm tốn là
nền tảng của sự thành công còn tự ti là gốc rễ của sự thất bại.
- Bài học: Muốn có trái ngọt phải gieo trồng, vun xới. Muốn có tính khiêm tốn phải nhận
thức được vai trò của tính khiêm tốn, ra sức rèn luyện đánh giá đúng bản thân, lắng nghe
người khác để hoàn thiện bản thân “Thói kiêu rũ sạch mới ra người” (Nguyễn Bỉnh
Khiêm).
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85