Trắc nghiệm Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn 2025

27 14 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Lịch Sử
Dạng: Trắc nghiệm
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(27 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 10. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới trong bối cảnh nào sau đây?
A. Chiến tranh lạnh đã chấm dứt.
B. Đất nước lâm vào khủng hoảng.
C. Trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ.
D. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mĩ.
Câu 2. Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản
Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986) là
A. sự khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. các nước Đông Nam Á đều đã giành độc lập.
C. sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc.
D. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 3. Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1986) không
chịu sự tác động của bối cảnh quốc tế nào sau đây?
A. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây đang tiếp diễn.
B. Xu thế Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
C. Cải cách, mở cửa là xu thế chung của thế giới.
D. Việt Nam đang gặp bất lợi trong quan hệ quốc tế.
Câu 4. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1986 – 1995 là
A. đẩy mạnh công nghiệp hóa; coi trọng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
B. đổi mới kinh tế gắn với đổi mới dân tộc nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
C. tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. chuyển từ hội nhập kinh tế sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện.
Câu 5. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng cộng sản Việt Nam
xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là A. kinh tế. B. giáo dục. C. văn hóa. D. chính trị.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không đúng về quan điểm đổi mới (từ tháng 12 - 1986) ở
Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo?
A. Bắt đầu từ cái cách lĩnh vực hành chính.
B. Tiến hành đồng bộ và toàn diện, lâu dài.
C. Không thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
D. Việc đổi mới phải lấy kinh tế làm trọng tâm.
Câu 7. Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù
hợp với xu thế phát triển của thế giới là
A. mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp.
B. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.
C. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
D. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.
Câu 8. Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
A. đánh dấu sự thành công của công cuộc đổi mới.
B. bổ sung và hoàn thiện đường lối đổi mới đất nước.
C. bổ sung và phát triển đường lối đổi mới đất nước.
D. đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Câu 9. Những thành tựu đạt được trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới (1986-
1995) đã tạo cơ sở để
A. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện.
B. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
C. đưa đất nước vươn lên trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
D. đưa đất nước bước vào giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp đổi mới toàn diện hơn.
Câu 10. Lĩnh vực nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là trọng tâm trong
công cuộc đổi mới đất nước đề ra từ năm 1986? A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Xã hội.
Câu 11. Một trong những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995 là
A. gắn việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức.
B. xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
C. thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển.
D. đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
Câu 12. Trong giai đoạn 1996-2006, ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa được đẩy mạnh, gắn với việc từng bước phát triển
A. nền kinh tế tri thức.
B. giáo dục và đào tạo.
C. an ninh – quốc phòng.
D. văn hóa – xã hội.
Câu 13. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định nội dung nào sau
đây là quốc sách hàng đầu?
A. Văn hóa và xã hội.
B. Khoa học và công nghệ.
C. An ninh - quốc phòng.
D. Kinh tế và chính trị.
Câu 14. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định yếu tố nào sau đây
vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội? A. Giáo dục. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Tư tưởng.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đường lối đổi mới kinh tế của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2006?
A. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.
B. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Tăng cường tiềm lực về cơ sở - vật chất, công nghệ cho nền kinh tế.
D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Câu 16. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) đã chủ trương:
A. đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
B. chuyển Việt Nam sang thời kì mới: đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. đổi mới đất nước toàn diện và đồng bộ, trong đó trọng tâm là đổi mới về chính trị.
D. đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị; từng bước phá thế bị bao vây, cấm vận.
Câu 17. Lĩnh vực nào là trọng tâm của chiến lược hội nhập quốc tế được Đảng Cộng sản
Việt Nam đề ra trong Đại hội X? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Tư tưởng.
Câu 18. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và XI của Đảng đã
A. đề ra đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế.
B. tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
C. đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước; chính thức mở đầu cho công cuộc đổi mới.
D. đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 19. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021) xác định mục tiêu tổng quát đến
giữa thế kỉ XXI đưa Việt Nam trở thành
A. nước phát triển.
B. nước đang phát triển.
C. nước có thu nhập trung bình.
D. nước đang phát triển, có thu nhập cao.
Câu 20. Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) với
công cuộc cải tổ của Liên Xô (1985 - 1991) và đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986) là gì?
A. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
C. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.
D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách, mở cửa.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG-SAI
Câu 1. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:
Tư liệu. “Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, với tinh thần
“nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã phân tích những sai lầm, khuyết điểm trong đường lối xây dựng đất nước và đề ra
đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Nội dung của công cuộc Đổi mới được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI (1986) và được bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII (1991). Trải qua hai kế hoạch 5 năm (1986-1990 và 1991-1995), công cuộc Đổi mới
được triển khai trên lĩnh vực trọng tâm là đổi mới trên lĩnh vực kinh tế.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 64).
A. Đại hội Đảng lần thứ VI đã chính thức mở đầu cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.


zalo Nhắn tin Zalo