BÀI 11.THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Sau 10 năm tiến hành đổi mới (1986-1995), Việt Nam đã
A. ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.
B. trở thành cường quốc số một của châu Á.
C. vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội. D. giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội.
Câu 2. Đến năm 2008, Việt Nam đã
A. thực hiện thành công đổi mới đất nước. B. ra nhập nhóm nước có thu nhập cao.
C. ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.
D. trở thành “con rồng” của kinh tế châu Á.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế.
B. Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng đa dạng hóa.
C. Ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế.
D. Các thành phần kinh tế đóng vai trò tích cực vào sự phát triển đất nước.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về thành tựu trên lĩnh vực kinh tế mà Việt
Nam đạt được trong quá trình đổi mới?
A. Năm 2008, Việt Nam ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.
B. Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
C. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa.
D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 5. Trong công cuộc Đổi mới, công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh.. - đó là thành tựu trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế.
C. Văn hoá - xã hội. D. Đối ngoại.
Câu 6. Một trong những thành tựu nổi bật trong quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam là
A. vai trò của Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể chính trị - xã hội được chú trọng phát huy.
B. hình thành hệ thống quan điểm lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
C. quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ từng bước được mở rộng.
D. Việt Nam tham gia nhiều hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về an ninh.
Câu 7. Một trong những thành tựu về đổi mới an ninh-quốc phòng ở Việt Nam là
A. Việt Nam tham gia nhiều hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về an ninh.
B. thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.
C. quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ từng bước được mở rộng.
D. vai trò của Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể chính trị - xã hội được chú trọng phát huy.
Câu 8. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào trên lĩnh vực xã hội?
A. Giải quyết triệt để vấn đề lao động và việc làm; nâng cao chất lượng nhân lực.
B. Hoàn thành xóa đói, giảm nghèo; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
C. Việt Nam đã giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân.
D. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng cao.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên
lĩnh vực văn hoá – giáo dục?
A. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ.
B. Bảo tồn được nguyên vẹn các di sản văn hoá vật thể trên phạm vi cả nước.
C. Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển phong phú, đa dạng.
D. Hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hoá được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức.
Câu 10. Trong quá trình đổi mới, trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Việt Nam đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2000.
B. Vị thế giáo dục đại học Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
C. Các chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá là đứng đầu châu Á.
D. Có sự phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp ở các bậc học.
Câu 11. Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc A. tiểu học.
B. trung học cơ sở. C. đại học.
D. trung học phổ thông.
Câu 12. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra
A. chậm chạp do những khó khăn, cản trở tác động từ bên ngoài.
B. trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắc.
C. từng bước, từ hội nhập văn hoá đến hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội.
D. từng bước, từ hội nhập kinh tế quốc tế đến hội nhập toàn diện, sâu rộng.
Câu 13. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho Việt Nam cơ hội nào sau đây?
A. Dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn đầu tư. B. Tiếp cận với nguồn nguyên liệu giá rẻ.
C. Nhận chuyển giao công nghệ miễn phí. D. Được miễn thuế khi bán hàng nông sản.
Câu 14. Công cuộc đổi mới văn hóa đất nước từ năm 1986 đến nay gặp phải khó khăn nào sau đây?
A. Thiếu một hệ tư tưởng đúng đắn.
B. Văn hóa không được truyền bá ra bên ngoài.
C. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một.
D. Khó tiếp cận với các nền văn hóa lớn trên thế giới.
Câu 15. Lực lượng nào sau đây giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn thể dân tộc trong thời kỳ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
C. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh. D. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.
Câu 16. Nhân tố quyết định đến sự thành công của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là
A. Mỹ chủ động xóa bỏ bao vây và cấm vận.
B. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. những bài học từ Liên Xô và Trung Quốc.
D. viện trợ to lớn, cần thiết từ Liên Hợp quốc.
Câu 17. Bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay là gì?
A. Đổi mới nhanh chóng và toàn diện trên các lĩnh vực, nhưng trọng tâm là đổi mới chính trị.
B. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
C. Hạn chế tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài nhằm giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc.
D. Thay đổi mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại.
Câu 18. Điểm giống nhau giữa công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam và cuộc cải cách-mở
cửa của Trung Quốc là gì?
A. Thu nhập quốc dân đạt mức trên 1000 tỷ đô la.
B. Buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự gần biên giới.
C. Nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
D. Trở thành ủy viên thường trực hội đồng bảo an.
Câu 19. Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay chứng tỏ
A. đường lối đổi mới đúng đắn, phù hợp. B. nhân tố khách quan giữ vai trò quyết định.
C. Việt Nam trở thành cường quốc kinh tế. D. đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Câu 20. Công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay vấp phải khó khăn nào sau đây?
A. Chưa tiếp cận được thị trường châu Âu.
B. Ngành kinh tế phát triển thiếu cân đối.
C. Thị trường buôn bán bị thu hẹp.
D. Lệ thuộc hoàn toàn thị trường Trung Quốc.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG-SAI
Câu 1. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:
Tư liệu. “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trích trong: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
(2011), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.70)
A. Tư liệu đề cập đến quan điểm về mô hình chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam đang hướng đến.
B. Việc hình thành hệ thống quan điểm lí luận về chủ nghĩa xã hội là một trong những thành
tựu quan trọng trên lĩnh vực chính trị mà Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới đất nước.
C. Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là Nhà nước pháp quyền, do nhân dân làm chủ.
D. Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc; đoàn kết giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
Câu 2. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:
Trắc nghiệm Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn 2025
29
15 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 12.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(29 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)