BÀI 14. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Trong giai đoạn 1975 – 1985, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
ột trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam là
A. Tham gia tích cực các diễn đàn của tổ chức ASEAN.
B. Thành lập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.
C. Đấu tranh chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài.
D. Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và hỗ trợ nhân đạo.
Câu 2. Năm 1978, Việt Nam gia nhập tổ chức nào sau đây?
A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
B. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
C. Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 3. Trong những năm 1975-1985, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung chống lại
A. Cuộc bao vây cấm vận của Mỹ.
B. Âm mưu chia rẽ tổ chức ASEAN.
C. Hành động chống phá của Anh.
D. Cuộc tấn công của Campuchia.
Câu 4. Trong giai đoạn 1975 đến 1985 Việt Nam đã tham gia
A. Phong trào không liên kết.
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập.
D. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
Câu 5. Trong những năm 1975-1985, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây đối với Trung Quốc?
A. Đàm phán giải quyết vấn đề xung đột biên giới.
B. Củng cố quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống.
C. Đàm phán về việc khai thác chung nguồn lợi hải sản.
D. Đàm phán, mở rộng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Câu 6. Năm 1979, Việt Nam giúp đỡ lực lượng cách mạng Campuchia
A. lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ.
B. tiến hành đổi mới toàn diện đất nước.
C. xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân. D. xây dựng và củng cố lực lượng quân đội.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Phá thế bao vây, cấm vận.
B. Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác.
C. Việt Nam trở thành thành viên chủ lực nhất trong tổ chức ASEAN.
D. Gia nhập và đóng góp tích cực đối với các tổ chức, diễn đàn quốc tế.
Câu 8. Trong những năm gần đây, hoạt động đối ngoại của Việt Nam còn gắn liền với
A. đấu tranh để phá bỏ thế bị bao vây, cấm vận, cô lập.
B. ứng phó biến đổi thời tiết, cứu hộ tài nguyên môi trường.
C. giao lưu văn hoá, ứng phó biến đổi thời tiết, bảo vệ thảm hoạ.
D. hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ thảm hoạ thiên tai, bảo vệ môi trường.
Câu 9. Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã đem lại thành tựu nào?
A. Hai lần giữ vị trí ủy viên thường trực Hội đồng bản an.
B. Vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
C. Đã có hơn mười nước là đối tác chiến lược toàn diện.
D. Bước đầu phá được thế bao vây, cấm vận của phương Tây.
Câu 10. Năm 1991, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với quốc gia nào sau đây? A. Trung Quốc. B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Liên bang Nga.
Câu 11. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp ước về biên giới trên đất liền với quốc gia nào sau đây? A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Mianma. D. Malaixia.
Câu 12. Tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, khu vực sẽ đem tới cơ hội phát triển nào cho Việt Nam?
A. Tiếp cận được nguồn vốn đầu tư từ các nước lớn.
B. Liên minh với Mỹ giải quyết vấn đề biển Đông.
C. Tiếp cận được nguồn lao động giá rẻ ở châu Âu.
D. Có thể tham gia vào các khối liên minh quân sự.
Câu 13. So với giai đoạn 1986 – nay, hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong những
năm 1945-1975 có điểm gì khác biệt?
A. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
B. Mục tiêu đấu tranh là giải phóng dân tộc.
C. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đối ngoại.
D. Các chuyến thăm cấp cao đến Trung Quốc.
Câu 14. So với các giai đoạn trước đó, hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986
đến nay có điểm gì thuận lợi hơn?
A. Mâu thuẫn giữa các nước lớn đã được xóa bỏ.
B. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
C. Kẻ thù trực tiếp của chúng ta đã trở nên suy yếu.
D. Đã khai thông được tuyến biên giới Việt-Trung.
Câu 15. Khi tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, Việt Nam phải đối mặt với khó khăn nào?
A. Nguồn lao động giá rẻ châu Âu cạnh tranh.
B. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
C. Bị ép tham gia các khối liên minh quân sự.
D. Gây mâu thuẫn sâu sắc hơn trên biển Đông.
Câu 16. Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay có vai trò như thế nào?
A. Đã đưa Việt Nam trở thành cường quốc số một châu Á.
B. Tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập, phát triển kinh tế.
C. Tạo ra ưu thế cho các tranh chấp quân sự trên biển Đông.
D. Tất cả các nước nâng tầm quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Câu 17. Năm 2007, Việt Nam chính thức ra nhập
A. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). D. Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).
Câu 18. Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của
A. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). D. Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).
Câu 19. Năm 1995, Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với quốc gia nào? A. Trung Quốc. B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Liên bang Nga.
Câu 20. Quốc gia nào ở châu Á hiện là đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam? A. Nhật Bản. B. Mĩ. C. Pháp. D. Liên bang Nga.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG-SAI
Câu 1. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:
Tư liệu. “Ngày 05/7/1976, Việt Nam công bố “Chính sách bốn điểm” trong quan hệ với các nước Đông Nam Á:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa
bình. 2.Không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm
lược và can thiệp vào các nước khác trong khu vực.
3. Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa trên cơ sở
bình đẳng, cùng có lợi. Giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực
thông qua thương lượng theo tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
4. Phát triển hợp tác vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng mỗi
nước vì lợi ích độc lập dân tộc, hòa bình, trung lập thật sự ở Đông Nam Á, góp phần vào
sự nghiệp hòa bình trên thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 87).
A. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Đông Nam Á là hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
B. Vấn đề Cam-pu-chia đã góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và khu vực.
C. Sau năm 1975, Việt Nam có nhiều cố gắng cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực.
D. Sau năm 1975, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trong khu vực.
Câu 2. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:
Tư liệu. “Nền ngoại giao Việt Nam hiện đại mang hồn dân tộc, rất kiên định về nguyên
tắc, những ứng xử tinh tế và linh hoạt; phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các mặt trận
quân sự, chính trị và các ngành khác, kết hợp thế và lực góp phần xoay chuyển tình thế từ
yếu thành mạnh; gắn lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, dân tộc với quốc tế, dân tộc với
thời đại, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thành sức mạnh tổng hợp”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 90).
Trắc nghiệm Bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn 2025
24
12 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 12.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(24 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)