Chương 3. Từ trường Bài 14. Từ trường
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1
đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.
Câu 1: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A. Dòng điện không đổi.
B. Hạt mang điện chuyển động.
C. Hạt mang điện đứng yên. D. Nam châm chữ U.
Câu 2: Tính chất cơ bản của từ trường là
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. Câu 3: Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường.
B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
Câu 4: Tìm phát biểu sai.
A. Chiều của các đường sức từ là chiều của từ trường.
B. Qua mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một đường sức từ.
C. Các đường sức từ là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
D. Các đường sức từ của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về từ trường?
A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ đi qua.
B. Các đường sức từ là những đường cong không khép kín.
C. Các đường sức từ không cắt nhau.
D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.
Câu 6: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A. Sắt và hợp chất của sắt.
B. Nickel và hợp chất của nickel.
C. Cobalt và hợp chất của cobalt.
D. Nhôm và hợp chất của nhôm.
Câu 7: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Dựa vào hình ảnh của “đường mạt sắt” ta có thể biết chiều của đường sức từ.
B. Sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của đường sức từ do các dòng điện gây ra.
C. Dùng nam châm thử đặt trên đường sức từ cho ta biết chiều của đường sức từ.
D. Với dòng điện thẳng các “đường mạt sắt” trên tờ bìa vuông góc với dòng điện là
những đường tròn đồng tâm.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng? Trong từ trường, cảm ứng từ tại một điểm
A. nằm theo hướng của lực từ.
B. ngược hướng với đường sức từ.
C. nằm theo hướng của đường sức từ.
D. ngược hướng với lực từ.
Câu 10: Dạng đường sức từ của nam châm thẳng giống với dạng đường sức từ của A. dòng điện tròn.
B. dòng điện trong đoạn dây. C. dòng điện thẳng.
D. dòng điện trong ống dây dài.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong
mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Đường sức từ là đường được vẽ trong từ trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm
bất kì trên đường trùng với phương của vecto cảm ứng từ tại điểm đó.
b) Bên ngoài một thanh nam châm, các đường sức từ đi từ cực nam đến cực bắc.
c) Nơi nào từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ ở đó dày hơn, nơi nào từ
trường yếu hơn thì các đường sức từ ở đó thưa hơn.
Câu 2: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng, nhận định nào là sai?
a) Qua mỗi điểm trong không gian có từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua điểm đó.
b) Các đường sức từ là những đường cong khép kín.
c) Trong lòng nam châm chữ U đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song và cùng chiều nhau.
d) Xung quanh dòng điện không đổi không có từ trường.
PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3
Câu 1: Quy tắc bàn tay phải đối với dòng điện thẳng: Giơ ngón cái của bàn tay
phải hướng …, khum bốn ngón tay kia xung quanh dây dẫn thì chiều từ … đó là
chiều của đường sức từ. Điền từ có thiếu vào chỗ trống.
Câu 2: Quy tắc bàn tay phải đối với dòng điện tròn và ống dây: Khum bàn tay phải
sao cho chiều từ … trùng với chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì chiều
ngón tay cái choãi ra chỉ …. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây
ra … tác dụng lên một nam châm, một dòng điện hay một hạt mang điện chuyển
động đặt trong nó. Nhờ tính chất này người ta dùng kim nam châm, gọi là nam
châm thử để phát hiện sự tồn tại của …. Lời giải chi tiết
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1
đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.
Câu 1: Xung quanh nam châm, dòng điện, hạt mang điện chuyển động có từ trường. Chọn C
Câu 2: Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc
lên dòng điện đặt trong nó. Chọn A.
Trắc nghiệm Bài 14: Từ trường Vật lí 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn Kết nối tri thức 2025
18
9 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối tri thức Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Vật lí 12.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(18 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)