BÀI 3. TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau khi
Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
B. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.
C. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.
Câu 2. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược
phát triển, tập trung vào A. an ninh. B. kinh tế. C. văn hóa. D. chính trị.
Câu 3. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, một trong những xu thế phát triển chính của thế giới là
A. đối đầu gay gắt giữa các nước lớn.
B. diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
C. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
D. chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.
Câu 4. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc,
A. kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.
B. quan hệ giữa các nước lớn diễn ra theo chiều hướng đối đầu.
C. sức mạnh của các quốc gia không phụ thuộc vào lực lượng quốc phòng.
D. chạy đua vũ trang trở thành hình thức cạnh tranh chủ yếu giữa các nước.
Câu 5. Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Tổ chức Hiêp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập.
B. Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
C. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu.
D. Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
Câu 6. Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới với vai trò ngày càng lớn
của các công ty xuyên quốc gia và tính quốc tế hóa của nền tài chính thế giới là biểu hiện
của xu thế nào sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt? A. Đa phương hóa. B. Khu vực hóa. C. Đa cực. D. Toàn cầu hóa.
Câu 7. Một trong những biểu hiện của xu thế Toàn cầu hóa là
A. sự gia tăng của thương mại thế giới.
B. đối đầu căng thẳng giữa các nước lớn.
C. chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.
D. thế giới đã chia thành hai cực, hai phe.
Câu 8. Sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế, như: Ngân hàng
Thế giới (WB); Tổ chức thương mại thế giới (WTO),… là biểu hiện của xu thế nào sau đây? A. Toàn cầu hóa.
B. Đa cực, nhiều trung tâm.
C. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
D. Đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.
Câu 9. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược, vì xu thế này
A. là hệ quả tất yếu của xu thế hòa hoãn Đông-Tây.
B. phản ánh quy luật cạnh tranh của thị trường quốc tế.
C. là kết quả của việc thống nhất thị trường giữa các nước.
D. là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ.
Câu 10. Một trong những mặt tiêu cực của xu thế Toàn cầu hóa là
A. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
B. hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.
C. hạn chế sự tăng trưởng nhanh về mặt kinh tế.
D. kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Ráo riết chuẩn bị chiến tranh toàn cầu.
B. Hình thành trật tự thế giới mới đơn cực.
C. Hòa hoãn, ổn định, hợp tác và phát triển.
D. Hạn chế tình trạng cạnh tranh giữa các nước.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế đối thoại, hợp tác trong quan
hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Các nước giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hòa bình.
B. Các nước xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
C. Các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng hòa hoãn, đối thoại đa phương hóa.
D. Các nước liên minh với nhau hình thành các tổ chức quân sự lớn ở các châu lục.
Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ sau khi
Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
B. Mỹ nắm vai trò là siêu cường duy nhất chi phối quan hệ quốc tế.
C. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển quân sự làm trọng điểm.
D. Các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng hòa hoãn, đối thoại, hợp tác
Câu 14. Xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các cường quốc sau Chiến tranh lạnh là
A. tôn trọng vai trò, nhiệm vụ của Liên hợp quốc.
B. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
C. hợp tác, không cạnh tranh, không mâu thuẫn.
D. hòa bình, không xung đột, tiến hành hợp tác.
Câu 15. Nguyên nhân của những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài ở
nhiều khu vực trên thế giới hiện nay là
A. sự xuất hiện, trỗi dậy của chủ nghĩa ly khai và khủng bố.
B. do mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ.
C. cạnh tranh kinh tế, giành giật thị trường giữa các quốc gia.
D. tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh.
Câu 16. Khái niệm “đa cực” được hiểu là
A. một trật tự thế giới mà các nước vừa và nhỏ có vai trò quyết định.
B. một trật tự mới với vai trò vượt trội của Mỹ, chi phối các nước khác.
C. trạng thái địa - văn hoá toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối.
D. trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế đa cực?
A. Vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn.
B. Mỹ bị suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
C. Cách mạng công nghiệp lần ba ngày càng đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là về kinh tế.
D. Sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế kinh tế, chính trị, quân sự của các nước lớn.
Câu 18. Từ năm 2010, quốc gia nào đã vượt qua Nhật Bản để vươn lên, trở thành nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới? A. Trung Quốc. B. Mĩ. C. Anh. D. Đức.
Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về vị thế của Mỹ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Là nước có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới.
B. Là nước có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế.
C. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất thế giới.
D. Vươn lên thành một cực trong trật tự thế giới đa cực.
Câu 20. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, một trật tự thế giới mới được hình thành có tên gọi là
A. trật tự đa cực
B. Trật tự đơn cực
C. Trật tự hai cực I-an-ta
D. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn.
Câu 21. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới đa cực trong quan hệ quốc tế?
Trắc nghiệm Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn 2025
16
8 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 12.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(16 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)