Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1
đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.
Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?
A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).
C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt độ nóng chảy như nhau.
D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức
trong đó là nhiệt nóng chảy riêng.
Câu 2: Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là
A. nhiệt độ nóng chảy riêng của chất rắn
B. nhiệt lượng cần cung cấp cho vật để làm vật nóng chảy
C. là nhiệt lượng cần để làm cho một đơn vị khối lượng chất đó nóng chảy hoàn toàn.
D. là nhiệt lượng cần để làm cho một đơn vị khối lượng chất đó nóng chảy hoàn
toàn ở nhiệt độ nóng chảy mà không làm thay đổi nhiệt độ.
Câu 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?
A. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để
làm nóng chảy 1 kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/kg).
C. Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg. Câu nào sau đây đúng?
A. Khối đồng sẽ toả ra nhiệt lượng 1,8.105 J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Mỗi kilôgam đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J để hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C. Khối đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J để hoá lỏng.
D. Mỗi kilôgam đồng toả ra nhiệt lượng 1,8.105 J khi hoá lỏng hoàn toàn.
Câu 5: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?
A. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ). B. Jun trên kilôgam (J/kg). C. Jun (J). D. Jun trên độ (J/độ).
Câu 6: Gọi Q là nhiệt lượng cần truyền cho vật có khối lượng m để làm vật nóng
chảy hoàn toàn vật ở nhiệt độ nóng chảy mà không thay đổi nhiệt độ của vật. Thì
nhiệt nóng chảy riêng λ của chất đó được tính theo công thức A. B. C. D.
Câu 7: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 500 g nước đá ở 0 °C.
Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng 3,34.105 J/kg. A. Q = 7.107 J. B. Q = 167 kJ. C. Q = 167 J. D. Q = 167.106 J.
Câu 8: Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105 J/kg. Người ta cung cấp
nhiệt lượng 5,01.105 J có thể làm nóng chảy hoàn toàn bao nhiêu kg nước đá A. 16,7 kg. B. 1,5 kg. C. 8,35 kg. D. 0,668 kg.
Câu 9: Một thỏi nhôm có khối lượng 1,0 kg ở 8 °C. Tính nhiệt lượng Q cần cung
cấp để làm nóng chảy hoàn toàn thỏi nhôm này. Nhôm nóng chảy ở 658 °C, nhiệt
nóng chảy riêng của nhôm là 3,9.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K. A. Q = 5,72.106 J. B. Q = 3,9.105 J. C. Q = 4,47.105 J. D. Q = 9,62.105 J.
Câu 10: Thả một cục nước đá có khối lượng 30 g ở 0 °C vào cốc nước chứa 0,2 lít
nước ở 20 °C. Bỏ qua nhiệt dung của cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4,2
J/g.K; khối lượng riêng của nước: D = 1 g/cm3. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá
là λ = 334 kJ/kg. Nhiệt độ cuối của cốc nước bằng A. 0 °C. B. 5 °C. C. 7 °C. D. 10 °C.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong
mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1: Người ta cung cấp nhiệt lượng Q để làm nóng chảy 100 g nước đá ở −20
°C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105 J/kg và nhiệt dung riêng của
nước đá là 2,1.103 J/kg.K. Xét tính đúng sai của các phát biểu sau:
a) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm tăng nhiệt độ của 100g nước đá lên 0 °C là 4200 J.
b) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm tăng nhiệt độ của 100 g nước đá lên 0 °C là 2100 J.
c) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy của 100 g nước đá ở –20 °C là 3,34.105 J.
d) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn 100 g nước đá ở –20 °C là 37600J.
Câu 2: Nhiệt nóng chảy riêng của chì là 0,25.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của chì
là 327 °C. Biết nhiệt dung riêng của chì là 126 J/kg.K. Xét tính đúng sai của các phát biểu sau:
a) Nhiệt năng của chì bằng 0,25.105 J/Kg.
b) Miếng chì khối lượng 1 kg đang ở nhiệt độ 25 °C được cung cấp nhiệt lượng
1,26 kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên 26 °C.
c) Cần cung cấp nhiệt lượng 0,25.105 J/Kg để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg chì ở
nhiệt độ nóng chảy của nó.
d) Biết công suất của lò nung là 1000 W giả sử hiệu suất của lò là 100 %. Thời gian
để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg chì từ nhiệt độ nóng chảy của nó bằng 25s.
Trắc nghiệm Bài 5: Nhiệt nóng chảy riêng Vật lí 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn Kết nối tri thức 2025
15
8 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối tri thức Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Vật lí 12.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(15 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)