Trắc nghiệm Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn 2025

28 14 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Lịch Sử
Dạng: Trắc nghiệm
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(28 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 6.CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Đối với cách mạng Việt Nam, việc phát xít nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (tháng 8/1945) đã
A. tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa từng phần.
B. mở ra thời kì trực tiếp vận động giải phóng dân tộc.
C. tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa.
D. tạo cơ hội cho quân Đồng minh hỗ trợ nhân dân khởi nghĩa.
Câu 2. Điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền là khi
A. cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật.
D. Nhật Bản đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
Câu 3. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam bùng nổ trong điều kiện chủ quan nào sau đây?
A. Quân Đồng minh liên tiếp giành thắng lợi trên chiến trường.
B. Nhật Bản đảo chính, lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương.
C. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt.
Câu 4. Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập
A. Mặt trận Dân tộc khởi nghĩa.
B. Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc.
C. Mặt trận Khởi nghĩa toàn quốc.
D. Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.
Câu 5. Ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc đã
A. triệu tập Hội nghị quốc dân ở Tân Trào. B. phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
C. phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên cả nước. D. triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kì.
Câu 6. Từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào
(Tuyên Quang) thông qua kế hoạch
A. thành lập quân đội quốc gia Việt Nam. B. lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.
C. thống nhất các lực lượng vũ trang.
D. phát động khởi nghĩa từng phần.
Câu 7. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (từ ngày 16-17/8/1945) đã
A. gấp rút thành lập 19 ban xung phong Nam tiến.
B. thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
C. chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên cả nước.
D. lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1.
Câu 8. Cách mạng tháng Tám (năm 1945) ở Việt Nam không diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị về mọi mặt.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và nhanh chóng lan rộng.
D. Lực lượng cách mạng được xây dựng và rèn luyện qua thực tiễn.
Câu 9. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, 4 địa phương giành được
chính quyền sớm nhất là
A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
B. Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
C. Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Nam.
D. Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Câu 10. Từ ngày 19/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở địa phương nào sau đây? A. Hà Nội. B. Sài Gòn. C. Thái Nguyên. D. Bắc Giang.
Câu 11. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu chế độ phong kiến ở Việt Nam đã sụp đổ hoàn toàn?
A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết.
C. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. D. Cách mạng tháng Tám thắng lợi trên cả nước.
Câu 12. Trong Cách mạng Tám năm 1945 ở Việt Nam, khởi nghĩa giành chính quyền ở
những địa phương nào có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cả nước?
A. Bắc Giang, Hải Dương.
B. Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
C. Thanh Hóa, Nghệ An.
D. Hà Tiên, Đồng Nai Thượng.
Câu 13. Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính
quyền năm 1945 kết thúc khi
A. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
B. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.
C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.
D. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 14. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh
A. đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
B. phát lệnh Tổng khởi nghĩa.
C. công bố Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. D. đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 15. Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Nòng cốt, quyết định thắng lợi.
B. Quan trọng nhất đưa đến thắng lợi.
C. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị. D. Đông đảo, quyết định thắng lợi.
Câu 16. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm
1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?
A. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản.
B. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh.
C. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân.
D. Góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
Câu 17. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm
1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?
A. Diễn ra đồng thời ở cả nông thôn và thành thị.
B. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản.
C. Giành chính quyền ở đô thị quyết định thắng lợi.
D. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân.
Câu 18. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng
A. diễn ra nhanh, gọn, bằng phương pháp hòa bình.
B. giải phóng dân tộc có tính chất dân chủ điển hình.
C. bạo lực dựa vào lực lượng chính trị là chủ yếu.
D. giải phóng dân tộc không mang tính bạo lực.
Câu 19. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công là kết quả thực hiện
chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939 - 1945 về tiến hành cuộc cách mạng
A. tư sản dân quyền.
B. dân tộc dân chủ nhân dân.
C. giải phóng dân tộc.
D. dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 20. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng
A. không mang tính bạo lực.
B. có tính dân chủ điển hình.
C. không mang tính cải lương.
D. chỉ mang tính chất dân tộc.
Câu 21. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam mang tính chất dân chủ vì
A. đã xoá bỏ hoàn toàn chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến.
B. đã đưa nhân dân lên địa vị người làm chủ đất nước.
C. giải quyết triệt để mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.
D. nông dân đã thực sự làm chủ về kinh tế, chính trị ở nông thôn.
Câu 22. Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là
A. chú trọng phát huy sức mạnh ngoại lực làm yếu tố then chốt.
B. đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tận dụng sự giúp đỡ từ bên ngoài.
C. nắm bắt tình hình, dự báo chính xác thời cơ và nguy cơ.
D. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao.
Câu 23. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng loại của Cách
mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Phát xít Nhật Bản đầu hàng đồng minh không điều kiện.
B. Quá trình chuẩn bị toàn diện của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Truyền thống yêu nước của toàn dân tộc được phát huy.
Câu 24. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách
mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Chiến thắng phát xít của quân Đồng minh.
B. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
D. Kẻ thù của dân tộc Việt Nam đã hoàn toàn suy yếu.
Câu 25. Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi Cách mạng tháng
Tám năm 1945 được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là


zalo Nhắn tin Zalo