Trắc nghiệm Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn 2025

34 17 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Lịch Sử
Dạng: Trắc nghiệm
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(34 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 7. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1945-1954
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đứng trước khó khăn nào sau đây?
A. Nạn đói chưa được đẩy lùi.
B. Nhật xâm lược trở lại Đông Dương.
C. Pháp phá hoại Hiệp định Giơnevơ.
D. Mĩ xâm lược miền Nam Việt Nam.
Câu 2. Khó khăn về chính trị của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. ngân sách nhà nước trống rỗng.
B. nạn đói chưa được khắc phục.
C. hơn 90% dân số không biết chữ.
D. chính quyền cách mạng còn non trẻ.
Câu 3. Đâu là khó khăn đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của nước sau cách mạng tháng Tám 1945? A. Nội phản. B. Nạn đói. C. Nạn dốt. D. Ngoại xâm.
Câu 4. Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có
thuận lợi nào dưới đây?
A. Lực lượng vũ trang ba thứ quân phát triển ngày càng mạnh.
B. Thực dân Pháp từng bước rút quân khỏi các tỉnh Bắc Bộ.
C. Nhân dân giành được quyền làm chủ nên gắn bó với chế độ.
D. Các nước dân chủ Đông Âu công nhận nước Việt Nam.
Câu 5. Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn
quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19-12-1946) vì lí do nào sau đây?
A. Thực dân Pháp đang mở rộng đánh chiếm Nam Bộ.
B. Thời gian “hai bên ngừng bắn” giữa Việt Nam và Pháp đã hết.
C. Thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm các đô thị phía Bắc.
D. Nền độc lập, chủ quyền của dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.
Câu 6. Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Việt Nam?
A. Bước đầu làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
B. Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố.
C. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với Việt Nam.
D. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn.
B. Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của các nước XHCN.
D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 8. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Đảng
Cộng sản Đông Dương xác định đường lối “kháng chiến toàn dân” xuất phát từ
A. yêu cầu mở rộng Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. truyền thống toàn dân đánh giặc giữ nước.
D. tương quan lực lượng ban đầu có lợi cho ta.
Câu 9. Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch
Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
A. loại hình chiến dịch.
B. địa hình tác chiến.
C. đối tượng tác chiến.
D. lực lượng chủ yếu.
Câu 10. Một trong những nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2-1951) là
A. đề ra đường lối đổi mới đất nước.
B. quyết định khởi nghĩa vũ trang toàn quốc.
C. đề ra đường lối hiện đại hóa đất nước. D. đưa Đảng ra hoạt động công khai.
Câu 11. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động
công khai ở Việt Nam với tên gọi
A. Đảng Lao động Việt Nam.
B. Đảng cộng sản Việt Nam.
C. Đảng cộng sản Đông Dương.
D. Đảng Dân chủ Việt Nam.
Câu 12. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), sự kiện nào đã tăng
cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương?
A. Thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
B. Tiến hành hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
C. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
D. Thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 13. Trong thu-đông năm 1947, quân dân Việt Nam có hoạt động quân sự nào sau đây?
A. Mở chiến dịch phản công ở Việt Bắc.
B. Thực hiện các cuộc tiến công chiến lược.
C. Mở chiến dịch tấn công ở Biên giới.
D. Tấn công quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
Câu 14. Trong thời kì 1945 - 1954, thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc
thực dân Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”?
A. Chiến dịch Biên giới thu - đông.
B. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 15. Chiến dịch phản công quy mô lớn đầu tiên của bộ đội Việt Nam trong cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) là
A. chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. B. chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947).
C. chiến dịch Bắc Tây Nguyên (2/1954). D. chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng mục tiêu của quân dân Việt Nam
khi mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950?
A. Mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng Việt Bắc.
B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.
C. Làm phá sản chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ.
D. Tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp tiến lên.
Câu 17. Nội dung nào sau đây là điều kiện thuận lợi của Việt Nam khi mở chiến dịch
Biên giới thu - đông 1950?
A. Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường do phải nhận viện trợ của Mĩ.
B. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa có chính sách tích cực đối với Việt Nam.
C. Các nước xã hội chủ nghĩa hợp tác toàn diện và viện trợ cho Việt Nam.
D. Các vùng giải phóng của cách mạng Đông Dương được mở rộng và nối liền.
Câu 18. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam
giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ với thắng lợi nào sau đây?
A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
B. Trận phản công ở Ấp Bắc.
C. Chiến dịch Biên giới.
D. Chiến dịch Tây Nguyên.
Câu 19. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
A. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp.
B. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ.
C. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.
D. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.
Câu 20. Chiến thắng nào của quân đội nhân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế
hoạch quân sự Nava của thực dân Pháp? A. Ấp Bắc.
B. Điện Biên Phủ. C. Vạn Tường. D. Việt Bắc.
Câu 21. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân dân Việt Nam
được tiến hành trong hoàn cảnh nào dưới đây?
A. Mĩ tạm thời ngừng viện trợ cho thực dân Pháp ở Đông Dương.
B. Căn cứ địa Việt Bắc bị quân đội của Pháp và Mĩ tấn công.
C. Lực lượng kháng chiến của nhân dân ta ngày càng lớn mạnh.
D. Thực dân Pháp đã giành lại thế chủ động trong chiến trường.
Câu 22. Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945 - 1954) đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương?
A. Biên giới thu - đông (1950).
B. Điện Biên Phủ (1954). C. Trung Lào (1953).
D. Việt Bắc thu - đông (1947).
Câu 23. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) đánh dấu
bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, vì đã
A. quyết định hoàn thành đồng thời hai nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
B. đề ra nhiệm vụ phát triển những cơ sở của chế độ mới để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. chủ trương hoàn thành cải cách ruộng đất ở vùng tự do ngay trong kháng chiến.
D. thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng để lãnh đạo cách mạng.
Câu 24. Một trong những mục tiêu của quân dân Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là
A. buộc Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam.
B. làm thất bại thủ đoạn lập ấp chiến lược của Mĩ.
C. buộc Mĩ ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
Câu 25. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam?
A. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.


zalo Nhắn tin Zalo