Trắc nghiệm Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn 2025

41 21 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Lịch Sử
Dạng: Trắc nghiệm
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(41 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 9. CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ THÁNG 4 NĂM 1975 ĐẾN NAY
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Nhiệm vụ nào sau đây được nhân dân Việt Nam thực hiện trong những năm 1975- 1979?
A. Lập chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh.
B. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc.
C. Chống phát xít Đức xâm lược.
D. Xây dựng khu giải phóng Việt Bắc.
Câu 2. Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt
Nam tiến hành đấu tranh bảo vệ Tổ quốc tronng điều kiện thuận lợi nào sau đây?
A. Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. Việt Nam phá được thế bao vây, cấm vận của Mĩ.
C. Chiến tranh lạnh chấm dứt; trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
D. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Câu 3. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam phải
đối mặt với khó khăn nào sau đây?
A. Nạn đói chưa được đẩy lùi.
B. Hậu quả chiến tranh nặng nề.
C. Ngân sách nhà nước trống rỗng.
D. Hơn 90% dân số mù chữ.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của các cuộc đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975?
A. Quan hệ giữa các nước lớn ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp.
B. Tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam còn nhiều khó khăn.
C. Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quan hệ đối ngoại.
D. Việt Nam đã khắc phục triệt để hậu quả của chiến tranh.
Câu 5. Tháng 12/1978, Pôn Pốt đã huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng để
A. tiến đánh Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam
B. mở cuộc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam.
C. đánh chiếm trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
D. đánh chiếm trái phép một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Câu 6. Sau khi lên nắm chính quyền, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xa-ri - Khiêu Xăm-phon,
đại diện cho phái Khơ-me Đỏ ở Cam-pu-chia, đã
A. thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
B. ủng hộ hết lòng cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam
C. có nhiều hoạt động khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.
D. liên kết với Việt Nam để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Câu 7. Từ đầu tháng 5-1975 đến năm 1978, tập đoàn Pôn Pốt đã thể hiện ý đồ đánh chiếm
đảo Phú Quốc, tiến hành chiếm đảo Thổ Chu và xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ dọc biên giới của Việt Nam từ
A. Hà Tiên đến Tây Ninh.
B. Quảng Ninh đến Lai Châu.
C. Thanh Hóa đến Quảng Trị.
D. Kon Tum đến An Giang.
Câu 8. Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
có tác động như thế nào đến Cách mạng Campuchia?
A. Tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Campuchia giành thắng lợi.
B. Quyết định thắng lợi của Campuchia trong việc tiêu diệt Khơ-me Đỏ.
C. Củng cố quan hệ hợp tác giữa Việt Nam, Campuchia và tổ chức ASEAN.
D. Củng cố tình đoàn kết của hai nước trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Câu 9. Từ giữa năm 1975, tình hình quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
A. từng bước trở nên căng thẳng.
B. vẫn duy trì tình hữu nghị tốt đẹp.
C. từ đối đầu chuyển sang đối thoại.
D. từ xung đột chuyển sang hợp tác.
Câu 10. Ngày 17/2/1979, Trung Quốc điều động 32 sư đoàn đồng loạt
A. tiến đánh Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam
B. mở cuộc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam.
C. đánh chiếm trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
D. đánh chiếm trái phép một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Câu 11. Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh
biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Nhiều trận chiến đã diễn ra quyết liệt ở
A. Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai,...
B. Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang.
C. Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp.
D. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Câu 12. Âm mưu của Trung Quốc khi tấn công Việt Nam năm 1979 là gì?
A. “Đánh lâu dài”.
B. “Đánh chắc thắng”.
C. “Đánh chắc, tiến chắc”.
D. “Đánh nhanh thắng nhanh”.
Câu 13. Địa phương nào đã trở thành chiến trường ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 1984-1989?
A. Mốc Hóa (Long An).
B. Tân Châu (Tây Ninh).
C. Vị Xuyên (Hà Giang).
D. Châu Đốc (An Giang).
Câu 14. Điểm giống nhau về nguyên nhân thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới
phía Tây Nam (1975-1979) và bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989) ở Việt Nam là gì?
A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.
C. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.
D. Sự đồng tình, viện trợ của các nước phương Tây.
Câu 15. Trong quá trình bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông, Việt Nam đã luôn kiên
định con đường đấu tranh bằng
A. mọi biện pháp, không đàm phán.
B. sức mạnh quân sự; không thỏa hiệp.
C. các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế.
D. biện pháp hòa bình; luôn nhân nhượng, thỏa hiệp.
Câu 16. Sau Đại thắng mùa xuân 1975, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đặt
dưới sự quản lí của Nhà nước nào?
A. Việt Nam Cộng hòa.
B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các hoạt động thực thi chủ quyền
của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
B. Tăng cường tuần tra, chốt giữ, xây dựng bia chủ quyền.
C. Kiên quyết đấu tranh trước các hành động xâm lược.
D. Thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 18. Tháng 3/1988, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lớn tấn công vào các đảo, bãi
đá,… nào thuộc quần đảo Trường Sa?
A. Phú Lâm, Thổ Chu, Đá Bắc.
B. Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.
C. Đá Bắc, Hữu Nhật, Quang Hòa.
D. Thổ Chu, Tri Tôn, Phú Quốc.
Câu 19. Cơ sở pháp lý để Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo là
A. Tuyên bố Băng Cốc (1967).
B. Tuyên bố Cua-la Lăm-pua (2015).
C. Công ước tạm quản (Công ước Istanbul, 1990).
D. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (1982).
Câu 20. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay?
A. Làm thất bại ý đồ và hành động xâm lược, chống phá của các thế lực thù địch.
B. Tạo điều kiện để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
C. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
D. Góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG-SAI
Câu 1. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:
Tư liệu. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và hoàn thành thống
nhất đất nước về mặt Nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn độc lập, thống nhất, đi
lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập và thống nhất trở thành điều kiện cơ bản nhằm phát huy sức
mạnh toàn diện của đất nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kì lịch sử
mới. Tuy nhiên, hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn rất nặng nề; đất nước lại bị Mỹ
bao vây, cấm vận; mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc - Cam-pu-chia đã xuất hiện
một số vấn đề phức tạp.
Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, xu thế hoà hoãn Đông - Tây xuất hiện từ đầu
những năm 70 của thế kỉ XX, nhưng tình trạng bất ổn, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới.
(Nguồn: dẫn theo SGK Lịch sử 12 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 54-55)
A. Tư liệu trên phản ánh về bối cảnh lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sang tháng 4/1975.
B. Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam đã phá được thế bao vây, cấm vận của
Mĩ và các nước phương Tây.
C. Việt Nam tiến hành đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện thuận lợi và khó khăn đan xen.


zalo Nhắn tin Zalo