PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
ĐỀ CHUYÊN BẮC GIANG LẦN I
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Tại Paris, các lãnh đạo thế giới đang thảo luận về con số 2 độ C. Nghe có vẻ đó là một mục
tiêu đơn giản nhưng trên thực tế nó rất lớn. Sự gia tăng như vậy trong nhiệt độ trung bình
toàn cầu sẽ đưa con người vào một thế giới chưa từng được biết đến trong lịch sử. Và hậu
quả tiềm tàng là gì? Hãy nghĩ tới một sa mạc tồi tệ. Hán hán sẽ gia tăng. Cháy rừng sẽ tăng
gấp 8 lần mức độ hiện thời. Các cuộc chiến vì nguồn nước sạch. Động vật và cây cối sẽ tuyệt
chủng theo hiệu ứng domino. Mùa màng sẽ thất bát. Làn sóng người di cư sẽ ồ ạt rời khỏi
các thành phố ven biển do nước biển dâng để tìm kiếm thức ăn và nơi ở mới.
(Vì sao COP 21 quan trọng với thế giới? – Báo điện tử Dân trí ngày 01 tháng 12 năm 2015).
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến vấn đề gì? (0,25 điểm)
Câu 2: “COP” là từ viết tắt của cụm từ nào? Vì sao gọi là COP 21? (0,25 điểm)
Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản? (0,5 điểm)
Câu 4: Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn bản? (0,5 điểm)
Đọc tiếp đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Mũi Cà Mau: Mầm đất tươi non Mấy mươi
đời lần luôn ra biển; Phù sa vạn dặm tới
đây tuôn Lắng lại và chân người bước đến
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.
(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu)
Câu 5: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0,25 điểm)
Câu 6: Vì sao nhà thơ Xuân Diệu gọi Mũi Cà Mau là “mầm” mà không gọi là mảnh hay
miền đất? Hình ảnh “Mầm đất” đó liệu có còn đúng nữa không trong tương lai? (0,5 điểm)
Câu 7: Xác định và chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: (0,5 điểm)
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau
Câu 8: Từ hình ảnh “Tổ quốc – con tàu” của Xuân Diệu hãy liên tưởng đến một vài hình ảnh
đẹp khác về Tổ quốc qua những trải nghiệm thơ ca của anh/chị? (0,25 điểm). Câu Ý Nội dung
I 1
Đoạn văn đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu. 2
“COP” là từ viết tắt của cụm từ: Conference of the Parties
- Gọi là COP 21 vì đây là Hội nghị lần thứ 21 của các bên liên quan về biến đổi khí hậu. 3
Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản : phong cách ngôn ngữ báo chí. 4
Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn bản: thao tác lập luận phân tích. 5
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm 6
- Nhà thơ Xuân Diệu gọi Mũi Cà Mau là “mầm” mà không gọi là mảnh hay
miền đất vì muốn vẽ nên trước mắt người đọc một Cà Mau xinh đẹp, tiềm năng
tràn trề nhựa sống qua một quá trình phát triển lâu dài và bền vững.
- Trong tương lai, với nhiều tác động tiêu cực từ con người, có lẽ hình ảnh
“mầm đất” không còn đúng nữa: đất đai dần trở nên nghèo nàn, thoái hóa, … 7
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: biện pháp so sánh: đất nước
như một con tàu lớn mà mũi Cà Mau là mũi thuyền xé sóng.
- Hiệu quả: nhằm khẳng định quan điểm đất nước ta là một thể thống nhất,
ngoài ra còn nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dáng hình đất nước Việt
Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu
luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thách trước và rẽ sóng mở đường
cho thân. Và Cà Mau cũng thế… 8
Từ hình ảnh “Tổ quốc – con tàu” của Xuân Diệu, liên tưởng đến một vài hình
ảnh đẹp khác về Tổ quốc:
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...
(Ta đi tới - Tố Hữu)
ĐỀ CHUYÊN BẮC GIANG LẦN II
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc
sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn
được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ
nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ
vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát
và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc
với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp
làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt
đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.
(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0.25 điểm)
Câu 2: Câu mang ý khái quát của đoạn văn bản? (0.25 điểm)
Câu 3: Những lý lẽ mà người viết đưa ra để thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình? (0.5 điểm)
Câu 4: Ý kiến của anh/chị trước vấn đề trên? (viết trong khoảng 5-7 dòng) (0.5 điểm)
Đọc tiếp đoạn văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8: Mùa xuân xanh
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.
(Nguyễn Bính, theo Thơ Nguyễn Bính, NXB Giáo dục, 2002)
Câu 5: Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân được gợi lên qua những sắc xanh nào? (0.25 điểm)
Câu 6: Nhận xét về nghệ thuật trong hai câu thơ:
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh. (0.5 điểm)
Câu 7: Hình ảnh cái thắt lưng xanh có ý nghĩa như thế nào trong bức tranh mùa xuân? (0.5đ)
Câu 8: Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính gợi anh/chị liên tưởng đến hình ảnh những mùa
xuân nào trong thi ca? (0.25 điểm) Câu Ý Nội dung I 1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận 2
Câu mang ý khái quát của đoạn: Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra
ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện
nghi đến đâu đi nữa. 3
Những lí lẽ mà người viết đưa ra để thuyết phục người đọc đồng tình với quan
điểm của mình:Hạnh phúc ấy rất mong manh (bởi sự cá nhân/ích kỉ của nó) -
Cuộc sống con người cần phải trải qua những thử thách (bão tố) thì mới hiểu
được giá trị của những phút bình yên. -Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân
không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn. 4
Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân, đồng tình hay không đồng tình và nêu rõ lí
do, đề xuất giải pháp [nếu có]. 5
Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân được gợi tả qua sắc xanh từ mọi tầng không
gian: sắc xanh của: giời, lá, lúa, cỏ, tre, thắt lưng của người con gái -> Vẻ đẹp
tươi mới, căng tràn và mối giao hòa giữa thiên nhiên và con người. 6
Hai câu thơ được viết theo lối vắt dòng, tạo nên được sự tiếp nối, tỏa lan, giao
hòa của những sắc xanh. Từ "và" nhắc lại hai lần như điểm nhấn cảm xúc của nhà thơ. 7
Ý nghĩa của hình ảnh cái thắt lưng xanh: Hình ảnh người con gái hiện lên với
điểm nhấn là cái thắt lưng xanh, vật dụng quen thuộc mang đậm chất nữ tính
của người thiếu nữ, chính là tâm điểm của bức tranh mùa xuân. Sức thanh xuân
từ cái thắt lưng của cô gái như kết tụ tất cả sắc xanh của thiên nhiên đất trời,
kết đọng trong cái nhìn của tình yêu. 8
Mùa xuân xanh gợi liên tưởng đến hình ảnh Mùa xuân chín (HMT), Xuân hồng (Xuân Diệu)…
1000 bài tập Ngữ văn 12 chọn lọc theo chuyên đề có đáp án
801
401 lượt tải
100.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu 1000 bài tập lớp 12 môn Ngữ văn bao gồm: Bài tập đọc hiểu; Bài tập Nghị luận văn học; Bài tập Nghị luận xã hội mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Ngữ văn lớp 12.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(801 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)