5 đề thi Tốt nghiệp Sinh học năm 2025 (có lời giải)

159 80 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Sinh Học
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 34 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ 5 đề ôn thi Tốt nghiệp Sinh học năm 2025 có lời giải được biên soạn theo chương trình mới.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(159 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

ĐỀ SỐ 1
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Loại nucleotide nào sau đây chỉ tham gia cấu trúc phân tử RNA? A. Adenine. B. Guanine. C. Uracil. D. Thymine.
Câu 2. Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST, sợi cơ bản có đường kính là A. 300 nm B. 11 nm. C. 700 nm. D. 30 nm.
Câu 3. Những thành phần không có ở tế bào động vật là
A. thành cellulose, lục lạp. B. lục lạp, ti thể. C. không bào, lục lạp.
D. thành cellulose, không bào.
Câu 4. Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu từ A. ánh sáng và CO2.
B. ánh sáng và chất hữu cơ. C. chất vô cơ và CO2. D. chất hữu cơ.
Câu 5. Một tế bào nấm men khi quan sát dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 400 lần đo được
kích thước là 2 mm. Đường kính thực của tế bào đó là A. 2 × 10-2 mm. B. 5 × 10-3 mm. C. 4 × 10-2 mm. D. 8 × 102 mm.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây về cảm ứng ở động vật khác với cảm ứng ở thực vật?
A. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
B. Hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.
C. Hình thức cảm ứng ở động vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở thực vật.
D. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh, dễ nhận thấy hơn ở thực vật.
Câu 7. Để bảo quản rau quả chúng ta không nên thực hiện hoạt động nào sau đây? A. Sấy khô rau quả.
B. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường.
C. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh.
D. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh.
Câu 8. Trong trồng lúa, sử dụng biện pháp trồng xen cứ một vụ lúa lại một vụ mùa trồng các cây như
đậu, lạc để cải tạo đất. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất cho biện pháp này?
A. Cây đậu, lạc trong hệ rễ có các nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm.
B. Cây đậu, lạc có nhu cầu dinh dưỡng ít hơn so với cây lúa.
C. Cây đậu, lạc có hiệu quả quang hợp cao hơn so với cây lúa.
D. Các loài cây đậu, lạc có nhu cầu nước ít hơn so với cây lúa
Câu 9. Thoát hơi nước ở lá có những vai trò nào sau đây?
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2 giúp điều hoà không khí. A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4).
Câu 10. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gene khi trồng trong các môi trường có độ pH khác nhau
cho hoa có màu sắc khác nhau. Tập hợp các kiểu hình (màu sắc hoa) khác nhau của các cây trên gọi là A. biến dị tổ hợp. B. thường biến. C. mức phản ứng. D. đột biến.
Câu 11. Một tế bào của cơ thể có kiểu gene AaBb, nếu các gene phân li độc lập, tổ hợp tự do thì thành
phần gene của các loại giao tử tạo ra là A. AB và ab hoặc Ab và aB. B. AB, ab, Ab, aB. C. AB và aB hoặc Ab và ab.
D. AB và Ab hoặc aB và ab.
Câu 12. Ở cà chua, allen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alele a quy định thân thấp; alele B quy
định quả đỏ trội hoàn toàn so với alele b quy định quả vàng. Cho (P) gồm cây cà chua thân cao, quả đỏ lai
với cây cà chua thân thấp, quả vàng thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 phân li
theo tỉ lệ 75% cây thân cao, quả đỏ: 25% cây thân thấp, quả vàng. Cây cà chua thân cao, quả đỏ ở thế hệ
(P) phải có kiểu gene nào sau đây? A. AB//AB. B. AB//Ab. C. Ab//aB. D. AB//ab.
Câu 13. Những nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các allele mới trong quần thể?
A. Đột biến và di - nhập gene.
B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên và di - nhập gene.
Câu 14. Ở ruồi giấm 2n = 8. Quan sát quá trình phân bào của 4 tế bào A, B, C, D thuộc loài này người ta
thu được số liệu như bảng sau: Tế bào
Số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào
Số chromatid trong một tế bào Tế bào A 8 16 Tê bào B 16 0 Tế bào C 4 0 Tế bào D 4 8
Biết quá trình phân bào diễn ra bình thường. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình phân bào của 4 tế bào trên?
A. Tế bào C đang ở kì sau của nguyên phân.
B. Tế bào A đang ở kì giữa của giảm phân II.
C. Tế bào B đang ở kì sau của nguyên phân.
D. Tế bào D đang ở kì cuối của giảm phân II.
Câu 15. Hình dưới đây thể hiện hình thái và giải phẫu của chi trước hoặc cánh ở một số động vật. Nhận
định nào sau đây đúng khi so sánh cấu trúc chi trước và cánh ở các loài động vật này?
A. Đây là bằng chứng phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài động vật này.
B. Chi trước, cánh của các loài động vật này là cơ quan tương tự.
C. Cấu tạo chi trước, cánh là các cơ quan bị thoái hoá.
D. Các loài động vật này có sự tương đồng trong cấu trúc chi trước, cánh.
Câu 16. Một loài thực vật lưỡng bội có 4 cặp NST được kí hiệu lần lượt là Aa, Bb, Dd, Ee. Giả sử có 4
thể đột biến với số lượng NST như sau: Thể đột biến Thể đột biến 1 Thể đột biến 2 Thể đột biến 3 Thể đột biến 4 Bộ NST AaBbDdEee AAaaBBbbDDddEEee AaBDdEe AaBbDddEe
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thể đột biến số 3 làm tăng số lượng gene trên 1 NST.
B. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể đột biến 1 là 2n + 1.
C. Hàm lượng DNA trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở các thể đột biến giống nhau.
D. Thể đột biến số 2 chỉ có thể phát sinh qua giảm phân và thụ tinh.
Câu 17. Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo mỏ) và kích thước quần thể (tính theo
số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau: Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV
Diện tích khu phân bố (đơn vị) 3558 2 486 1 935 1 954
Kích thước quần thể (đơn vị) 4 270 3 730 3 870 4 885
Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là thấp nhất? A. Quần thể III. B. Quần thể IV. C. Quần thể II. D. Quần thể I.
Câu 18. Trên một hòn đảo, chó sói sử dụng nai làm nguồn thức ăn. Khi nghiên cứu biến động số lượng cá
thể của quần thể nai và quần thể sói trên một hòn đảo các nhà nghiên cứu đã thu thập được kết quả như hình dưới đây.
I. Mối quan hệ giữa sói và nai là quan hệ cạnh tranh.
II. Từ năm 1980 đến 1985, số 35 lượng nai suy giảm chủ yếu do sự phát triển của sói.
III. Giai đoạn 2010 đến 2015 số lượng cá thể quần thể nai gấp khoảng 1,5 quần thể chó sói.
IV. Nếu số lượng nai giảm bất thường thì đe doạ sự cân bằng sinh học trên hòn đảo này.
Dựa vào biểu đồ trên, có bao nhiêu nhận định đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi
câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Hình dưới đây là sơ đồ ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp. Điểm bù ánh sáng: Cường độ ánh
sáng tối thiểu để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. Điểm bão hoà ánh sáng: Cường độ ánh sáng
tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại. Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai về sơ đồ này?
a. Ở điểm bù ánh sáng, quá trình quang hợp không xảy ra.
b. Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng, thì cường độ quang hợp cũng tăng.
c. Sau điểm bão hoà ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng lên nữa.
d. Trong trồng trọt, nếu muốn quá trình quang hợp xảy ra mạnh thì cần tăng cường độ và thời gian
chiếu sáng càng nhiều càng tốt.
Câu 2. Các trình tự một operon ở vi khuẩn E. coli nằm trong đoạn NST được kí hiệu ban đầu từ A đến E.
Để xác định các trình tự của operon này, người ta sử dụng 5 trường hợp đột biến mất đoạn như hình bên


zalo Nhắn tin Zalo