Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 12

66 33 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Chuyên đề, Bài tập cuối tuần
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 10 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 bộ Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(66 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Tài liệu bộ mới nhất

Mô tả nội dung:


Họ và tên: ………………………..
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
Lớp: ……………………………...
Môn: Tiếng Việt 5 (Kết nối tri thức) TUẦN 12
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản - Dấu gạch ngang.
- Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: THẦY GIÁO MỚI
Sáng hôm nay, chúng tôi đón thầy giáo mới.
Giờ học đến, thầy ngồi vào bàn,
chốc chốc lại thấy một người học trò cũ
qua cúi chào. Cũng có người vào bắt tay
thầy và thăm hỏi thầy một cách rất cung
kính. Đủ biết học trò cũ quyến luyến thầy
biết nhường nào và như muốn được ở gần thầy.
Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng
tôi viết. Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần tay sờ trán
và hỏi: “Con làm sao vậy?”. Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học trò bàn dưới
leo lên ghế, lắc lư người như trượt băng. Bất ngờ, thầy ngoảnh lại bắt gặp, anh
chàng vội ngồi ngay xuống cúi đầu đợi phạt. Nhưng thầy khẽ đập vào vai bạn học
trò kia, nói rằng: “Không được làm thế nữa”. Rồi thầy trở về chỗ đọc nốt bài chính tả.
Khi viết xong, thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc lâu rồi ôn tồn nói:
- Các con ơi! Hãy nghe ta! Chúng ta cùng nhau trải qua một năm học. Các
con phải chăm chỉ, ngoan ngoãn. Ta không có gia đình. Các con là gia đình của ta.
Năm ngoái, mẹ ta còn, bây giờ người đã khuất. ta chỉ còn có một mình. Ngoài các
con ra ở trên đời này, ta không còn có ai nữa; ngoài sự yêu thương các con, ta
không còn yêu thương ai hơn nữa. Các con như con ta. Ta sẽ yêu các con. Đáp lại,
các con phải yêu ta. Ta không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là
những trẻ có tâm hồn. Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi và niềm
tự hào của ta. Ta không cần phải hỏi lại các con vì ta tin rằng trong lòng các con, ai
ai như cũng “vâng lời”, nên ta có lời cảm ơn các con.
Thầy nói dứt lời thì trống trường vang lên. Chúng tôi yên lặng xuống sân.
Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, run run nói:
- Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con. Thầy gật đầu và bảo: - Tốt lắm! Cho con về.
(Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-xi)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Các học trò cũ có hành động gì khi đi qua lớp gặp lại thầy giáo của mình?
A. Cúi chào thầy, bắt tay và thăm hỏi thầy một cách cung kính
B. Vui vẻ chào thầy thật to
C. Tặng thầy những món quà nhỏ do chính nhà mình làm ra
D. Xin được ngồi cuối lớp để nghe thầy giảng bài.
Câu 2. Việc các học trò cũ qua cửa lớp đều chào thầy cho biết điều gì?
A. Học trò cũ đều chưa quên thầy giáo.
B. Học trò cũ đều rất lễ phép
C. Học trò cũ quyến luyến thầy và muốn ở gần thầy
D. Học trò cũ rất hoạt bát và tự tin
Câu 3. Hành động của thầy giáo mới đối với học sinh trong lớp cho thấy được điều gì?
A. Thầy rất vui tính và hài hước.
B. Thầy quan tâm ân cần, dịu dàng và bao dung với học trò.
C. Thầy luôn dạy học sinh những bài học ý nghĩa trong cuộc sống
D. Thầy là một giáo viên có chuyên môn tốt.
Câu 4. Thầy giáo đã dặn dò học sinh những điều gì?
A. Phải chăm ngoan học giỏi để cha mẹ vui lòng.
B. Luôn tự tin và không bao giờ được bỏ cuộc.
C. Phải chăm chỉ và ngoan ngoãn, luôn coi trường lớp là gia đình, yêu thầy mến bạn.
D. Phải biết đoàn kết với các bạn trong lớp
Câu 5. Tình cảm của người thầy giáo đối với học sinh như thế nào?
..................................................................................................................................... ....
..................................................................................................................................... ....
..................................................................................................................................... ....
..................................................................................................................................... .... III. Luyện tập
Câu 1: Đọc mẩu chuyện dưới đây và ghi lại tác dụng của dấu gạch ngang
được sử dụng trong từng trường hợp: CÁI BẾP LÒ
Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Hai bên đường đi, cánh đồng phủ kín
tuyết trắng. Tôi đi ngược gió, mũ sụp xuống mắt, cổ áo da che kín mũi. Chợp tôi
thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần,
mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.
(1) Chào bác (2) Em bé nói với tôi.
(3) Cháu đi đâu vậy? (4) Tôi hỏi em.
(5) Thưa bác, cháu đi học.
(6) Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?
(7)Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.
(8) Nhà cháu không có than ủ ư?
(9) Thưa bác, than đắt lắm.
(10) Cháu thích đi học lắm phải không? Cháu yêu trường chứ? Cháu yêu thầy chứ?
Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi:
(11) Thưa bác, vâng.... Cháu yêu thầy giáo lắm... Thầy có cả một cái bếp lò....
Theo A. Đô-Đê
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….


zalo Nhắn tin Zalo