Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 6

47 24 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Chuyên đề, Bài tập cuối tuần
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 11 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 bộ Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(47 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Tài liệu bộ mới nhất

Mô tả nội dung:


Họ và tên: ………………………..
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
Lớp: ……………………………...
Môn: Tiếng Việt 5 (Kết nối tri thức) TUẦN 6
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Luyện tập về từ đồng nghĩa.
- Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: TÔI YÊU BUỔI TRƯA
Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống
đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ...
Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái,
khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều... Những điều này tạo nên một buổi
chiều mà không ít người yêu thích.
Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà
mọi người ghét : buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu
nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi
trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những
sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ
tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này
mà mọi ngưòi có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô,
mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc
nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương.
Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè ! (Nguyễn Thuỳ Linh)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì ?
A. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh.
B. Có bầu không khí trong lành, mát mẻ. C. Cả hai ý trên.
Câu 2. Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì ?
A. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn.
B. Có khói bếp cùng với làn sương lam. C. Cả hai ý trên.
Câu 3. Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất ? A. Buổi trưa. B. Buổi trưa mùa hè. C. Buổi trưa mùa đông.
Câu 4. “Nhẹ, êm và dễ chịu” là đặc điểm của buổi trưa mùa nào ? A. Mùa xuân B. Mùa đông C. Mùa thu
Câu 5. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì ?
A. Nhờ buổi trưa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp.
B. Nhờ buổi trưa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm.
C. Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của
những người nông dân suốt đời một nắng hai sương.
Câu 6. Bài viết nhằm mục đích gì ?
A. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê.
B. Ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ.
C. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc hạt gạo. III. Luyện tập
Câu 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được in đậm) trong các dòng sau:
a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
……………………………………………………………………………………… ….
b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)
……………………………………………………………………………………… ….
c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)
……………………………………………………………………………………… ….
d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)
……………………………………………………………………………………… ….
e. Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)
……………………………………………………………………………………… …. Câu 2:
a. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: - cho:
………………………………………………………………………………… - chết:.
………………………………………………………………………………… - bố:
……………………………………………………………………………………
b. Đặt câu với mỗi nhóm từ đồng nghĩa tìm được ở câu a.
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… …. Câu 3:
a. Tìm từ đồng nghĩa với từ “đen” dùng để nói về: - Con mèo:
……………………………………………………………………………... - Con chó:
………………………………………………………………………………. - Con ngựa:
…………………………………………………………………………….. - Đôi mắt:.
………………………………………………………………………………


zalo Nhắn tin Zalo