Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 7

122 61 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Chuyên đề, Bài tập cuối tuần
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 bộ Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(122 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Họ và tên: ………………………..
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
Lớp: ……………………………...
Môn: Tiếng Việt 5 (Kết nối tri thức) TUẦN 7
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản. - Từ đa nghĩa.
- Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂY LÁ ĐỎ
Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây,
chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương rất quý nó và gọi nó là “cây lá
đỏ”, vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa.
Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe mấy ông bàn với bà
và bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây
lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận
được thư của chị Phương: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi,
em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé! Tuy quả nó
không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không? Chị bạn
thân nhất của chị hồi xưa ấy mà! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm
còn chị Duyên đi xung phong chống Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem về cho
chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi, nơi chị ấy làm việc có
nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ
những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh
dũng hy sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường, em ạ…”
Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ
nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.
Theo Trần Hoài Dương.
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Cây lá đỏ trồng ở góc vườn nhà Loan là do ai đem về? A. Chị Phương B. Ông của Loan C. Mẹ của Loan D. Chị Duyên
Câu 2. Vì sao ông bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ?
A. Vì lá cây rụng nhiều hằng ngày gia đình Loan phải mất rất nhiều thời gian quét lá.
B. Vì cây lá đỏ không ra quả để thu hoạch
C. Vì muốn có đất để trồng nhãn
D. Vì sợ cây lá đỏ đem lại điều không may mắn cho gia đình
Câu 3. Đối với chị Duyên, cây lá đỏ có ý nghĩa như thế nào?
A. Gợi nhớ những ngày ở chiến trường ác liệt nhiều lửa đạn.
B. Gợi nhớ một vùng rừng núi đẹp đẽ, nơi chị Duyên làm việc.
C. Gợi nhớ đến quê hương và những ngày tháng hạnh phúc bên gia đình
D. Gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học.
Câu 4. Vì sao đọc xong thư của chị Phương, Loan bỗng thấy cây lá đỏ đẹp và
thấy quý hơn bao giờ hết?
B. Vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị.
C. Vì cây lá đỏ gợi nhớ nơi xa xôi mà chị Phương đang công tác.
D. Vì Loan khâm phục sự dũng cảm của chị Phương, thêm yêu quý người chị gái của mình.
Câu 5. Dòng nào dưới đây nếu đúng nghĩa của từ kỉ niệm trong cụm từ “nhớ
những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ.”
A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua.
B. Cái hiện lại trong trí óc về những việc diễn ra hằng ngày.
C. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ những sự việc đang diễn ra.
D. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ hình ảnh của người đã khuất. III. Luyện tập
Câu 1: Cho các từ ngữ sau:
Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá,
đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.
a. Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….
b. Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….
Câu 2: Đặt 4 câu có tiếng nhà mang 4 nghĩa sau: - Nơi để
ở:....................................................................................................................... - Gia
đình:....................................................................................................................... - Người làm
nghề:...........................................................................................................
- Chỉ vợ ( hoặc chồng ) của người
nói:...........................................................................
Câu 3: Xác định các nghĩa của quả trong những cách dùng sau đây:
- Cây hồng rất sai quả.
……………………………………………………………………………………… ….
- Mỗi người có một quả tim.
……………………………………………………………………………………… ….
- Quả đất quay xung quanh mặt trời.
……………………………………………………………………………………… ….
Câu 4: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh mà em ấn tượng nhất. * Gợi ý
- Bước 1: Xác định chủ đề và mục tiêu của bài văn
- Bước 2: Xác định các chi tiết cần tả
- Bước 3: Sắp xếp dàn ý theo trình tự logic
- Bước 4: Viết bài văn theo dàn ý đã lập
……………………………………………………………………………………… ….


zalo Nhắn tin Zalo