Họ và tên: ………………………..
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
Lớp: ……………………………...
Môn: Tiếng Việt 5 (Kết nối tri thức) TUẦN 9
I. Kiến thức trọng tâm:
- Ôn tập và đánh giá giữa học kì 1.
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Luyện tập về từ đa nghĩa, đồng nghĩa, đại từ.
- Viết bài văn tả phong cảnh.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: HAI CÁI QUẠT
Thằng Quạt Cọ làm gi có gió. Xưa nay nó toàn mượn tay người khác để lấy
tiếng cho mình. Đúng là cái thằng cơ hội. Quạt Điện thường nói với cô Bóng Đèn
như vậy. Khổ thân cho Quạt Cọ, chẳng trêu ghẹo gì mà cứ bị rỉa rói luôn. Đêm đến
thì nằm co ro một mình trên nóc tủ. Trời oi bức ngột ngạt mà vẫn luôn có cảm giác lạnh thấu xương.
Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. Cả
mấy gian nhà tối đen như mực. Nóng bức đến phát rồ lên được. Chiều tối, ông chủ
về. Mồ hôi nhễ nhại như vừa nhúng dưới suối lên. Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã
chạy ngay đến chỗ ổ điện. Quạt Cọ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công
tắc, hộp số. Nhưng Bóng Đèn vẫn tối om. Quạt Điện trên trần nhà vẫn không nhúc nhích.
Biết là mất điện, ông chủ tìm đến Quạt Cọ. Sau khi phủi phủi lớp bụi lâu
ngày bám đầy trên áo xống, cầm Quạt Cọ, ông chủ quạt lấy quạt để. Thằng con ông
chủ ngồi xích lại gần bố, cứ luôn mồm :
- Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá. Hôm nay không có cái Quạt Cọ này,
khéo bố con mình chết ngốt mất.
Nghe bố con ông chủ nói vậy, Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước
xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. Nhưng sợi dây đã cột chặt nó
vào xà ngang. Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay
tê nơi sống mũi. Định bụng hôm sau sẽ cho gió mạnh như bão, để Quạt Cọ hết "nghi ngoe".
Nhưng tiếc thay, mấy hôm liền đều mất điện. Ồng chủ chẳng còn ngó ngàng
gì đến nó nữa, mà cứ luôn tay cầm cái Quạt Cọ. Quạt Điện như nhận ra điều gì đó,
nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ.
(Theo báo Thiếu niên Tiền phong)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Quạt Điện nghĩ gì về Quạt Cọ ?
A. Cho rằng Quạt Cọ là đồ cơ hội, vô tích sự.
B. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ lười biếng.
C. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ hay trêu ghẹo người khác.
Câu 2. Vì sao bố con ông chủ lại cần đến Quạt Cọ ? A. Vì mất điện.
B. Vì Quạt Điện bị hỏng.
C. Vì Quạt Điện bị sợi dây cột chặt vào xà ngang.
Câu 3. Khi đã hiểu ra "điều gì đó", Quạt Điện định làm gì?
A. Bước xuống, giằng lấy Quạt Cọ trong tay ông chủ định vứt đi.
B. Ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ.
C. Cho gió mạnh như bão để thổi bay Quạt Cọ.
Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
A. Khi có điện thì dùng quạt điện, khi mất điện thì dùng quạt cọ.
B. Nên sử dụng cả hai loại quạt.
C. Mỗi đồ vật có tác dụng tiện ích khác nhau. Chớ nên coi thường những vật
dụng đơn giản, rẻ tiền. III. Luyện tập
Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ “nhanh” thuộc hai loại: - Cùng có tiếng nhanh:
…………………………………………………………………. - Không có tiếng nhanh:
………………………………………………………………
Câu 2: Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa
chung của từng nhóm: - chọn, lựa,
……………………………………………………………………………………… ….
- diễn đạt, biểu đạt,
……………………………………………………………………………………… …. - đông đúc, tấp nập,
……………………………………………………………………………………… ….
Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới)
để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây:
ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
Hồ về thu, nước (1)………………, (2)……………... Trăng tỏa sáng rọi vào
các gợn sóng (3)……………….. Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4)
…………… mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5)
……………... Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6)……………….
Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7)……………... Theo Phan Kế Bính
(1) trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.
(2) bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.
(3) nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti.
(4) thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.
(5) thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
(6) trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.
(7) yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.
Câu 4: Viết bài văn tả phong cảnh thiên nhiên mà em ấn tượng. * Gợi ý
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát: Đó là cảnh đẹp nào? Ở đâu? 2. Thân bài
- Cảnh đẹp đó có gì đặc biệt: + Không gian, màu sắc
+ Sự thay đổi theo thời gian + Cảnh vật xung quanh
- Sinh hoạt của con người ở đó ra sao?
- Em có suy nghĩ gì về cảnh đẹp đó?
3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm của em với cảnh đẹp đó?
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 9
240
120 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 bộ Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(240 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)