Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

1 1 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bài tập hàng ngày Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo có lời giải mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


PHIẾU BÀI TẬP HẰNG NGÀY TV 5 HK1 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
CHỦ ĐỀ 1: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ
BÀI 1: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
ĐỌC: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
Bây giờ là mùa hè.
Chúng tôi đi lang thang trong khu rừng yên tĩnh đầy những cây thông to dưới
chân một ngọn núi. Bống đi trước. Cái áo đỏ như một cánh bướm của nó phấp phới
trên lối mòn. Tôi đi giữa. Nhi cầm máy ảnh đi sau cùng. Mùi nhựa thông đâu đó rất
thơm. Và những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày. .
Hai đứa trẻ khiến tôi nhớ tuổi thơ của mình đến thế. Hầu như ngày nào cũng vậy,
khi mặt trời bắt đầu lặn thì tôi đi từ trên núi về nhà với một bó củi khô trên vai. Nhà
tôi ở chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn bay giữa những tán cây. Một ngọn khói vơ vẩn
bay lên từ căn bếp nhỏ. Tôi biết là mẹ đã từ vườn về và bà vừa mới nhóm bếp để nấu
cơm.Cònbây giờ,chúngtôirónrénngồixuốngcỏkhithấymộtconcánhcammàuđỏ
óng ánh đang bò rất chậm chạp trên chiếc lá to mới rụng.
Nhi thì thào hỏi tôi:
– Đêm xuống thì nó sẽ ngủ ở đâu hả mẹ?
– Đâu đó quanh đây chắc sẽ có nhà của nó. – Tôi đáp.
Và tôi kể cho các con nghe kí ức sống động trong tâm trí mình. Bọn trẻ luôn
muốn biết rằng mẹ đã sống thế nào trong cái thung lũng không có ánh điện, chỉ thắp
sáng bằng đèn dầu. Mẹ đã đi học thế nào khi trường ở rất xa? Mẹ làm thế nào để trở
về nhà từ những cánh rừng mênh mông bất tận? Thậm chí là mẹ đã ăn gì để lớn lên?
Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày và bên màu xanh biếc tràn
đầy sức sống của những tán lá, chúng tôi tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm
đường về nhà và thấy thật yêu mến cuộc đời này. (Đỗ Bích Thuý)
Câu 1. Ba mẹ con đi chơi ở đâu? A. Dưới một thung lũng.
B. Trong một ngôi làng nhỏ.
C. Trong khu rừng yên tĩnh đầy thông. D. Trên một thảo nguyên.
Câu 2. Khung cảnh ở đó được miêu tả như thế nào?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 3. Nhân vật trong bài đọc Chiều dưới chân núi ngửi thấy mùi gì?
A. Mùi nhựa thông rất thơm.
B. Mùi hoa rừng thơm ngát. C. Mùi đất.
D. Mùi của thảo mộc trong rừng.
Câu 4. Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm nào về tuổi thơ của mình?
A. Mỗi ngày khi mặt trời lặn đều đi từ trên núi về với bó hoa rừng trên tay.
B. Mỗi ngày đều lên rừng chơi.
C. Mỗi ngày khi mặt trời lặn đều đi từ trên núi về nhà với bó củi trên vai.
D. Mỗi ngày đều lên rừng ngắm hoàng hôn.
Câu 5. Ba mẹ con làm gì khi thấy con cánh cam? Những việc làm đó nói lên điều gì?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Vì sao người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình?
A. Vì mẹ muốn các con hiểu hơn về câu chuyện trong quá khứ của mình.
B. Vì mẹ muốn truyền tình yêu cuộc sống và niềm lạc quan, vượt qua khó khăn cho các con.
C. Vì mẹ không muốn các con cũng có quá khứ khó khăn, thiếu thốn như mình.
D. Vì mẹ muốn các con trân trọng hiện tại.
Câu 7. Cuộc sống trong quá khứ của người mẹ như thế nào?
A. Khó khăn, thiếu thốn nhưng bình yên. B. Giàu có, sung sướng. C. Chiến tranh, xung đột.
D. Nhiều tổn thương, mất mát.
Câu 8. Theo em, vì sao ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này?
A. Vì cuộc sống của ba mẹ con rất đầy đủ, ấm êm.
B. Vì cuộc sống thật tươi đẹp và bình yên cho dù có nhưng phút giây khó khăn, thiếu thốn.
C. Vì có những cảnh sắc đẹp lộng lẫy.
D. Vì cuộc sống chứa đầy những điều bất ngờ.
Câu 9: Em rút ra được thông điệp gì từ câu chuyện Chiều dưới chân núi?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐỒNG NGHĨA
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Từ đồng nghĩa là gì?
A. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
B. Là những từ có nghĩa giống nhau.
C. Là những từ có phát âm giống nhau.
D. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Câu 2: Cần lưu ý điều gì khi sử dụng từ đồng nghĩa?
A. Cần sử dụng nhiều từ đồng nghĩa để diễn đạt thêm phong phú.
B. Khi viết hoặc nói, cần lựa chọn từ phù hợp nhất với ý nghĩa được thể hiện.
C. Cần hạn chế sử dụng từ đồng nghĩa.
D. Chỉ nên sử dụng nhiều nhất hai từ đồng nghĩa khi giao tiếp hoặc viết bài.
Câu 3: Đâu là từ đồng nghĩa với từ non sông? A. Núi rừng. B. Sông hồ. C. Tổ quốc. D. Làng xóm.
Câu 4: Đâu là từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu sau?
Bầy ngựa tung vó trên thảo nguyên rộng lớn. A. Xa xôi. B. Bao la. C. Sâu thẳm. D. Trong xanh.
Bài 2: Xếp các từ sau thành các cặp từ đồng nghĩa:
Dũng cảm, phi cơ, coi sóc, buổi sớm, phồn thịnh, giang sơn, gián đoạn, nơi, mĩ
lệ, nhát gan, can đảm, hèn nhát, chăm nom, tươi đẹp, thịnh vượng, bình minh, chốn,
đứt quãng, sơn hà, tàu bay.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm:
a) Đi vắng, nhờ người ……………………. nhà cửa. (chăm chút, chăm lo, chăm nom, trông coi, trông nom)
b) Bác gửi …………………. các cháu nhiều cái hôn thân ái. (cho, biếu, tặng, cấp, phát)
c) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa ……………………. (đỏ au, đỏ chói,
đỏ bừng, đỏ gay)
d) Dòng sông chảy rất …………………. giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. (hiền lành,
hiền từ, hiền hậu, hiền hòa)
Bài 4: Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau:
- Trẻ em:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Bé bỏng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Lễ độ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …
- Bà lão:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Nhanh nhảu: . . . . . . . . . . . . . . . . .…
- Hiền hậu:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
VIẾT: BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi: RỪNG PHƯƠNG NAM
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật
mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi
nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?
Gió bắt đầu thổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực
xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần
theo hơi ẩm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương
ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây
mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím
xanh. . Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó
săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái liền
quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp dưới gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây,
con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.
Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn
bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách
nhanh chóng đến như vậy. Theo Đoàn Giỏi a. Bài văn trên tả gì?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
b. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
d. Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
BÀI 2: QUÀ TẶNG MÙA HÈ
ĐỌC: QUÀ TẶNG MÙA HÈ
Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 6 năm 2021, "Tuần phim hoạt hình Việt" trên
VTV Go chính thức công chiếu. Đây là món quà mùa hè đặc biệt mà Đài Truyền
hình Việt Nam phối hợp cùng Hãng phim Hoạt hình Việt Nam thực hiện để dành
tặng cho các em nhỏ.
Tuần phim gồm 50 bộ phim thuộc các thể loại 2D, 3D, cắt giấy vi tính với thời
lượng phim ngắn 10 phút, phim dài 20 đến 30 phút, phim nhiều tập,
Chương trình được phát sóng vào các khung giờ:


zalo Nhắn tin Zalo