Bộ 10 đề thi Cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án

677 339 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Cuối kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 56 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề Cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều mới nhất năm 2025 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(677 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

(Đề 1)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc
cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có
một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong
người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục
đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba
giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt
trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa
hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn
thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: Em
chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!
(Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định)
Câu 1 (0,5 điểm). Công việc đầu tiên mà anh Ba Chẩn giao cho nhân vật "tôi" trong đoạn văn là gì? A. Bán cá ở chợ. B. Rải truyền đơn. C. Giấu truyền đơn. D. Nói chuyện với lính.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo hướng dẫn của anh Ba Chẩn, nếu bị bắt, nhân vật Út sẽ nói gì?
A. Nói thật về việc rải truyền đơn. B. Nói là không biết gì.
C. Nói là giấy quảng cáo thuốc. D. Từ chối trả lời.
Câu 3 (0,5 điểm). Sau khi thấy giấy truyền đơn, phản ứng của mọi người và lính là gì?
A. Mọi người tỉnh bơ, không ai để ý.
B. Mọi người xì xào và lính hốt hoảng chạy. C. Mọi người vui mừng. D. Không ai phát hiện ra.
Câu 4 (0,5 điểm). Qua câu chuyện trên, em thấy nhân vật tôi là người như thế nào? A. Dũng cảm và mưu trí.
B. Cẩu thả và bất cẩn.
C. Nhút nhát và cẩu thả.
D. Kĩ tính và quyết đoán.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó
một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt
bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. (Tô Hoài)
a) Từ nào được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên?
b) Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 6 (2,0 điểm). Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào?
Nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn.

Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ
nước. Đó là những vạt đất trũng, phơi nắng suốt mấy tháng mùa khô. Bước vào mùa
mưa, chúng trở thành những hồ nước đầy ăm ắp như những chiếc gương lớn. (Theo Thiên Lương)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy kể sáng tạo một câu chuyện cổ tích mà em đã đọc, đã
nghe bằng cách đóng vai nhân vật.
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
………………………………………………………………………………………….. .
…………………………………………………………………………………………..
.………………………………………………………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 B C B A
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm).
a) Từ được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên: Choắt.
b) Việc lặp lại từ choắt có tác dụng: Tạo sự liên kết giữa các câu văn. Nhấn mạnh nhân
vật Dế Choắt trong đoạn văn, đồng thời thể hiện sự chế giễu, trịch thượng của Dế Mèn với Dế Choắt. Câu 6 (2,0 điểm).
- Từ in đậm “đó” thay thế cho từ ngữ: cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk
Lắk. Từ in đậm “chúng” thay thế cho từ ngữ: những vạt đất trũng.
- Tác dụng của việc thay thay thế từ ngữ trong đoạn văn giúp liên kết các câu văn với
nhau, làm cho những từ ngữ cùng chỉ một đối tượng rút ngắn lại, tránh sự trùng lặp với
nhau mà vẫn làm cho người đọc, người nghe hiểu được ý nghĩa câu văn.
B. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm) Câu 7 (4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm) * Mở bài:
- Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện.
- Thể hiện cảm xúc ban đầu khi đọc/ nghe câu chuyện và lí do chọn nhân vật này. * Thân bài:
- Kể lại câu chuyện theo góc nhìn của nhân vật: trình bày các sự kiện theo trình tự logic.
- Kể lại diễn biến theo cảm nhận của nhân vật mà em đóng vai: nhấn mạnh vào những
chi tiết, sự kiện quan trọng.
- Bài học, ý nghĩa của câu chuyện mà em đã đọc, đã nghe.
* Sử dụng lời kể sinh động, cảm xúc, thể hiện được quan điểm và cảm nhận riêng của em. * Kết bài:
- Kể kết thúc câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật.


zalo Nhắn tin Zalo