Bộ 3 đề thi giữa kì 1 Sinh học 12 Cánh diều tạo có đáp án

256 128 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Sinh Học
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 58 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Sinh học 12 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Sinh học 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(256 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 …….
MÔN: SINH HỌC 12 - CD --------------------
Thời gian làm bài: 50 phút
(Đề thi có …. trang)
(không kể thời gian phát đề) Mã đề 001
Họ và tên:…………………………………………………... Số báo danh:………….
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu
1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Nucleotide là đơn phân cấu tạo nên A. protein. B. RNA polymerase. C. DNA polymerase. D. DNA và RNA.
Câu 2: Đơn vị cấu tạo nên NST ở sinh vật nhân thực là A. protein. B. nucleotide. C. nucleosome. D. amino acid.
Câu 3: Một gene chi phối nhiều tính trạng được gọi là: A. Gene tăng cường. B. Gene điều hòa. C. Gene đa hiệu. D. Gene trội.
Câu 4: Vùng kết thúc của gene nằm ở
A. đầu 5’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
B. đầu 3’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
C. đầu 3’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
D. đầu 5’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Câu 5: Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của DNA xảy ra ở
A. lục lạp, nhân, trung thể.
B. ti thể, nhân, lục lạp. C. nhân, trung thể. D. nhân, ti thể.
Câu 6: Các bộ ba trên mRNA có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là
A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’.
B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.
Câu 7: Điều hòa hoạt động của gene chính là
A. điều hòa lượng sản phẩm của gene được tạo ra.
B. điều hòa lượng mRNA của gene được tạo ra.
C. điều hòa lượng tRNA của gene được tạo ra.
D. điều hòa lượng rRNA của gene được tạo ra.
Câu 8: Thành phần nào sau đây không thuộc Operon lac?
A. Vùng vận hành (O).
B. Các gene cấu trúc (Z, Y, A). C. Gene điều hòa.
D. Vùng khởi động (P).
Câu 9: Ở DNA mạch kép, số nucleotide loại A luôn bằng số nucleotide loại T, nguyên nhân là vì
A. hai mạch của DNA xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.
B. hai mạch của DNA xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.
C. hai mạch của DNA xoắn kép và A với T là 2 loại base lớn.
D. DNA nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào.
Câu 10: Hàm lượng DNA trong hệ gene của nấm men có kích thước lớn hơn hàm
lượng DNA trong hệ gene của E. coli khoảng 100 lần, trong khi tốc độ tổng hợp và
lắp ráp các nucleotide vào DNA của E. coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần.
Cơ chế giúp toàn bộ hệ gene nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ
gene của E. coli khoảng vài chục lần là do
A. tốc độ sao chép DNA của các enzyme ở nấm men nhanh hơn ở E. Coli.
B. ở nấm men có nhiều loại enzyme DNA polymerase hơn E. coli.
C. cấu trúc DNA ở nấm men giúp cho enzyme dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hydrogen.
D. hệ gene nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
Câu 11: Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gene của operon Lac, sự kiện nào
sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactose?
A. Các phân tử mRNA của các gene cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các
enzyme phân giải đường lactose.
B. Một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình
không gian ba chiều của nó.
C. Protein điều hòa liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gene cấu trúc.
D. RNA polymerase liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
Câu 12: Chất 5-bromouracil có thể gây ra loại đột biến nào sau đây?
A. Mất một cặp A – T.
B. Thêm một cặp G – C.
C. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – C.
D. Thay thế cặp A – T bằng cặp T – A.
Câu 13: Đâu không phải là một trong những vai trò của đột biến gene?
A. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. Giúp các nhà di truyền khám phá được chức năng của gene.
C. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn giống.
D. Đảm bảo sự di truyền ổn định của các đặc điểm di truyền đặc trưng cho loài.
Câu 14: Khi nói về đột biến gene, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gene làm xuất hiện các allele khác nhau trong quần thể.
B. Đột biến gene làm thay đổi vị trí của gene trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene.
D. Đột biến gene hầu hết là có hại.
Câu 15: Hình vẽ dưới đây mô tả dạng đột biến cấu trúc NST nào? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn trong cùng một NST. D. Đảo đoạn.
Câu 16: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không
xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến đảo đoạn làm cho gene từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
C. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gene trên nhiễm sắc thể.
D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần
gene của một nhiễm sắc thể.
Câu 17: Việc loại khỏi NST những gene không mong muốn trong công tác chọn
tạo giống cây trồng được ứng dụng từ dạng đột biến NST nào dưới đây? A. Mất đoạn nhỏ. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn.
Câu 18: Xét các loại đột biến sau: (1) Mất đoạn NST (2) Lặp đoạn NST
(3) Chuyển đoạn không tương hỗ (4) Đảo đoạn NST (5) Đột biến thể một (6) Đột biến thể ba
Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử DNA là A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (6). D. (1), (2), (5), (6).
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong
mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn Đúng hoặc Sai.
Câu 1: Nói về quá trình dịch mã, các nhận định dưới đây đúng hay sai?
a) Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực.
b) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá amino acid và
tổng hợp chuỗi polypepetide.


zalo Nhắn tin Zalo