Đề thi giữa kì 1 Sinh học 12 Cánh diều tạo 2024 (Đề 2)

60 30 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Sinh Học
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Giữa kì 1
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 14 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Sinh học 12 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Sinh học 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(60 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 …….
MÔN: SINH HỌC 12 - CD --------------------
Thời gian làm bài: 50 phút
(Đề thi có …. trang)
(không kể thời gian phát đề) Mã đề 002
Họ và tên:…………………………………………………... Số báo danh:………….
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả
lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Mendel đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào sau đây khi tiến
hành thí nghiệm phát hiện quy luật phân li độc lập? A. Cải bắp. B. Đậu Hà Lan. C. Cây hoa phấn. D. Ruồi giấm.
Câu 2: Trong các loại nucleotide tham gia cấu tạo nên DNA không có loại nào sau đây? A. Guanine (G). B. Uracil (U). C. Adenine (A). D. Thymine (T).
Câu 3: Trong thành phần cấu trúc của một gene điển hình gồm có các phần:
A. Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
B. Vùng cấu trúc, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
C. Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng cấu trúc.
D. Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
Câu 4: Vùng nào của gene quyết định cấu trúc phân tử protein do nó quy định tổng hợp?
A. Cả ba vùng của gene. B. Vùng điều hòa. C. Vùng mã hóa. D. Vùng kết thúc.
Câu 5: Cho biết các sự kiện sau đây xảy ra trong quá trình tự sao của DNA:
(1) Enzyme ligase nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
(2) Nhờ các enzyme tháo xoắn, phân tử DNA được tách ra tạo chạc chữ Y.
(3) Hình thành nên hai phân tử DNA con, mỗi phân tử chứa một mạch cũ
của DNA ban đầu và một mạch mới.
(4) Enzyme DNA polymerase dựa trên mạch khuôn của DNA để tổng
hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
Thứ tự đúng của các sự kiện trên là:
A. (1) → (2) → (4) → (3).
B. (2) → (4) → (3) → (1).
C. (2) → (4) → (1) → (3).
D. (2) → (1) → (4) → (3).
Câu 6: Khi nói về quá trình nhân đôi DNA, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trên mỗi phân tử DNA của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi DNA.
B. Enzyme DNA polymerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA và kéo dài mạch mới.
C. Sự nhân đôi của DNA ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của DNA trong nhân tế bào.
D. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’-3’ mạch mới
được tổng hợp gián đoạn.
Câu 7: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp dịch mã? A. mRNA. B. tRNA. C. Ribosome. D. DNA.
Câu 8: Enzyme RNA polymerase bám vào vị trí nào trên operon Lac để
phiên mã nhóm gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA? A. Vùng promoter (P). B. Vùng operator (O).
C. Nhóm gene cấu trúc. D. Gene điều hòa.
Câu 9: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon lac, sự kiện nào sau
đây diễn ra cả khi môi trường có lactose và khi môi trường không có lactose?
A. Một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế.
B. Gene điều hoà lacI tổng hợp protein ức chế.
C. Các gene cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử RNA tương ứng.
D. RNA polymerase liên kết với vùng khởi động của operon lac và tiến hành phiên mã.
Câu 10: Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gene cấu trúc
trong operon lac, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Các gene này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
B. Các gene này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau
C. Các gene này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau.
D. Các gene này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau.
Câu 11: Đột biến gene là những biến đổi
A. trong cấu trúc của gene, liên quan đến một cặp nucleotide.
B. trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hay cấp độ tế bào.
C. trong cấu trúc của gene, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotide.
D. trong cấu trúc của NST, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào.
Câu 12: Thể đột biến là
A. những cơ thể mang allele đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.
B. những cơ thể mang đột biến gene hoặc đột biến NST.
C. những cơ thể mang đột biến gene trội hoặc đột biến gene lặn.
D. những cơ thể mang đột biến nhưng chưa được biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 13: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhiều nhất trật tự sắp
xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide (trong trường hợp gen không có đoạn intron)?
A. Thay thế một cặp nucleotide ở bộ ba sau mã mở đầu.
B. Mất ba cặp nucleotide cùng một bộ ba ở phía trước bộ ba kết thúc.
C. Mất ba cặp nucleotide cùng một bộ ba ngay sau bộ ba mở đầu.
D. Mất một cặp nucleotide ngay sau bộ ba mở đầu.
Câu 14: Trên NST mỗi gene định vị tại một vị trí xác định được gọi là A. locus. B. taxon. C. allele. D. chromatid.
Câu 15: Đột biến NST có các dạng cơ bản là
A. đột biến cấu trúc, đột biến lệch bội và đột biến đa bội NST.
B. đột biến cấu trúc, đột biến số lượng và đột biến hình thái NST.
C. đột biến hình thái, đột biến số lượng và đột biến lệch bội NST.
D. đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST.
Câu 16: Hình vẽ bên dưới mô tả cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST dạng
A. chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
B. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động.
C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.
D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
Câu 17: Dạng đột biến lặp đoạn NST thường gây nên hậu quả là
A. thường làm thay đổi cường độ biểu hiện của tính trạng.


zalo Nhắn tin Zalo