Chuyên đề KTPL ôn thi Tốt nghiệp 2025

12 6 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: KTPL
Dạng: Đề thi, Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 9 chuyên đề ôn thi Kinh tế pháp luật tốt nghiệp THPT năm 2025 theo cấu trúc mới có hướng dẫn giải chi tiết nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(12 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN KTPL

Xem thêm

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Tốt nghiệp THPT

Xem thêm

Mô tả nội dung:


Chủ đề ôn thi TN THPT – môn Kinh tế pháp luật
CHỦ ĐỀ 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Tăng trưởng kinh tế
a) Khái niệm:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế
trong một thời kì nhất định (thường là một năm) so với thời kì gốc.
Lưu ý: Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện thông qua quy mô tăng trưởng (mức tăng tuyệt đối
của năm hiện hành so với năm gốc) và tốc độ tăng trưởng (mức tăng tương đối tính bằng tỉ lệ %
của năm hiện hành so với năm gốc).
b) Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
♦ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
-
Là tổng giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của
quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm). - Ý nghĩa:
+ GDP là thước đo sản lượng quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế, phản ánh
năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
+ Mức tăng GDP của thời điểm hiện tại so với GDP của thời điểm gốc cần so sánh thể hiện sự
tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.
♦ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người)
-
GDP bình quân đầu người liên quan đến tổng giá trị sản phẩm hằng năm trên tổng số dân cư;
được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội GDP trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng. - Ý nghĩa:
+ Là chỉ tiêu quan trọng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư
giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước;
+ Là một trong những căn cứ để tính chỉ số phát triển con người (HDI).
♦ Tổng thu nhập quốc dân (GNI) 1
Chủ đề ôn thi TN THPT – môn Kinh tế pháp luật
- Là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định; được tính bằng tổng thu
nhập từ hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra (bao gồm cả ở trong và
ngoài lãnh thổ quốc gia) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
- Ý nghĩa: GNI là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế và đo lường, theo dõi
sự giàu có của một nền kinh tế.
♦ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người)
- GNI/người là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong
năm, được tính bằng cách chia tổng thu nhập quốc dân trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng.
- Ý nghĩa: GNI/người dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỉ lệ nghèo nhằm
hoạch định chính sách góp phần nâng cao mức sống, xóa đói, giảm nghèo.
c) Vai trò của tăng trưởng kinh tế
- Là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu, tạo điều kiện để giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, thể thao. . góp
phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;
- Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.
→ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia
đang phát triển như Việt Nam. 2. Phát triển kinh tế
a) Khái niệm:
Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong
một thời gian nhất định, bao hàm sự tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn; đi liền với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí và tiến bộ xã hội.
b) Các chỉ tiêu phát triển kinh tế
♦ Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP, GNI, GDP/người, GNl/người).
♦ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực: 2
Chủ đề ôn thi TN THPT – môn Kinh tế pháp luật
- Tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP tăng lên;
- Tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm đi.
♦ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội:
- Chỉ số phát triển con người (HDI):
phản ánh về sự phát triển con người trên ba phương diện
là: sức khỏe, giáo dục và thu nhập.
- Chỉ số đói nghèo: thể hiện qua tỉ lệ nghèo đa chiều, phản ánh những thiếu hụt mà người
nghèo phải đối mặt cùng một lúc liên quan đến tiêu chí thu nhập, tiêu chí mức độ thiếu hụt các dịch vụ cơ bản.
- Chỉ số bất bình đẳng xã hội: thể hiện qua hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số
Gini), phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư.
b) Vai trò của phát triển kinh tế
- Đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
văn hóa, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp
phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.
- Góp phần nâng cao trình độ phát triển, tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế.
- Tạo điều kiện đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như: xây dựng thể chế kinh tế tiến bộ, nâng
cao năng lực tổ chức quản lí của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, hợp lí,…
→ Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam.
3. Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - Giống nhau:
+ Là tiền đề vật chất giúp giảm tình trạng đói nghèo, khắc phục lạc hậu, cải thiện chất lượng
cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
+ Góp phần quan trọng trong việc củng cố an ninh quốc phòng, chế độ chính trị; tăng uy tín và
vai trò quản lí của Nhà nước. - Khác nhau:
+ Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về mặt lượng của nền kinh tế.
+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế (phản ánh
quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế). Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia là sự tiến bộ xã hội cho con người, trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được về mặt kinh tế.
4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có quan hệ chặt chẽ với nhau. 3
Chủ đề ôn thi TN THPT – môn Kinh tế pháp luật
+ Tăng trưởng kinh tế là một nội dung của phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết để thực
hiện phát triển bền vững, điều kiện vật chất để nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện
nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí có thể tạo ra những tác động
tiêu cực, cản trở tiến trình phát triển bền vững của quốc gia.
+ Phát triển bền vững tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
► Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1.
Sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với
thời kì gốc được gọi là
A. tăng trưởng kinh tế.
B. phát triển kinh tế.
C. Thành phần kinh tế.
D. Chuyển dịch kinh tế.
Câu 2. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?
A. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
C. Các chỉ số phát triển con người như sức khỏe, giáo dục.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.
Câu 3. GDP là viết tắt của chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào sau đây?
A. Tổng sản phẩm quốc nội.
B. Tổng thu nhập quốc dân.
C. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.
D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
Câu 4. Tăng trưởng kinh tế là
A. sự biến đổi về chất kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một năm.
B. sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
C. sự liên kết chặt chẽ giữa hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.
D. sự kết hợp giữa tăng thu nhập với bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia?
A. Mức tăng GDP (so với thời điểm gốc) thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.
B. Là thước đo sản lượng của quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế.
C. Phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân.
D. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 4


zalo Nhắn tin Zalo