MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
MÔN: KINH TẾ PHÁP LUẬT – LỚP: 12 – NĂM HỌC: 2024 – 2025 Nội dung học tập Mức độ đánh giá Tổng Nhận biết
Thông hiểu Vận dụng số câu/ lệnh hỏi
Phần 1: Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Tăng trưởng và phát triển kinh tế 2 1 1 4 Hội nhập quốc tế 1 1 1 3 Bảo hiểm 1 1 1 3 An sinh xã hội 1 1 1 3 Lập kế hoạch kinh doanh 1 1 1 3
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1 1 2 4
Quản lý thu chi trong gia đình 1 2 1 4 Tổng phần 1 8 câu 8 câu 8 câu 24 câu
Phần 2: Trắc nghiệm đúng - sai
Tăng trưởng và phát triển kinh tế 2 1 1 4 lệnh hỏi Bảo hiểm 2 1 1 4 lệnh hỏi Lập kế hoạch kinh doanh 2 1 1 4 lệnh hỏi
Quản lý thu chi trong gia đình 2 1 1 4 lệnh hỏi Tổng phần 2 8 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 16 lệnh hỏi Tổng cả 3 phần 8 câu TN 8 câu TN 8 câu TN 24 câu TN 8 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi 16 lệnh hỏi Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100% SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025
MÔN: KINH TẾ PHÁP LUẬT - LỚP: 12 Đề gồm ….. trang
Thời gian làm bài: 50 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh
A. mức tăng chỉ số HDI của thời kì này so với thời kì trước.
B. mức tăng GNI bình quân đầu người của thời kì này so với thời kì trước.
C. mức tăng GDP bình quân đầu người của thời kì này so với thời kì trước.
D. mức tăng GDP hoặc GNI của thời kì này so với thời kì trước.
Câu 2. Một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là
A. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
B. Chỉ số phát triển con người (HDI).
C. Chỉ số nghèo đa chiều (MPI).
D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).
Câu 3. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 3, 4
Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong tiến trình phát triển của thế giới,
mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì
tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái
tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị huỷ hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên
nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc.
Sự tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội, có thể tăng
trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hoá, đạo đức bị
suy đồi; tăng trưởng kinh tế làm giãn cách hơn sự phân hoá giàu - nghèo, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội. Vì
vậy, quá trình phát triển cần có sự điều tiết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và
bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới.
Câu 3. Một trong những mục tiêu mà nhân loại đang quan tâm, hướng đến và ưu tiên phát triển hiện nay là A. phát triển bền vững. B. giao lưu quốc tế.
C. thúc đẩy phân hoá giàu - nghèo. D. gia tăng dân số.
Câu 4. Để phát triển bền vững, bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế thì các quốc gia cần phải đảm bảo yếu tố nào sau đây?
A. Đẩy mạnh chiến tranh. B. Xúc tiến thương mại.
C. Tăng cường đối ngoại. D. Bảo vệ môi trường.
Câu 5. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp quốc gia:
A. Giảm thiểu cạnh tranh.
B. Mở rộng thị trường và thu hút đầu tư.
C. Giữ nguyên thuế xuất khẩu.
D. Tăng cường bảo hộ ngành công nghiệp nội địa.
Câu 6. Chính sách nào sau đây không nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Đẩy mạnh toàn diện thể chế, cải cách hành chính.
B. Hạn chế điều kiện cho địa phương tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.
D. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.
Câu 7. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới thể hiện Việt Nam tham gia cấp độ hội nhập nào dưới đây? A. Hội nhập song phương. B. Hội nhập khu vực. C. Hội nhập toàn cầu. D. Hội nhập đa phương.
Câu 8. Bảo hiểm có bao nhiêu loại hình? A. Một loại hình B. Hai loại hình C. Ba loại hình D. Bốn loại hình
Câu 9. Người lao động được hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp nào?
A. Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
B. Đang hưởng lương hưu.
C. Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 10. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Bà V làm nghề buôn bán nhỏ, bỏ ra một khoản tiền trích từ thu nhập để tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện với mục đích có được khoản lương hưu, không phải phụ thuộc vào con cháu, trở thành gánh nặng
cho gia đình và xã hội.
Loại hình bảo hiểm mà bà V tham gia do chủ thể nào cung cấp? A. Nhà nước. B. Doanh nghiệp.
C. Tổ chức phi chính phủ. D. Ngân hàng.
Câu 11. Mục tiêu chính của an sinh xã hội là gì?
A. Tăng cường phát triển kinh tế.
B. Đảm bảo sự an toàn và phúc lợi cho mọi công dân.
C. Nâng cao chất lượng giáo dục.
D. Bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Câu 12. Chính sách trợ cấp thất nghiệp có tác dụng gì?
A. Đảm bảo người lao động không phải đi làm.
B. Hỗ trợ tài chính tạm thời cho người lao động bị mất việc.
C. Tăng thu nhập cho người lao động.
D. Giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.
Câu 13. Tại sao chính phủ cần có các chương trình an sinh xã hội?
A. Để tăng ngân sách quốc gia.
B. Để bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
C. Để giảm bớt sự phát triển kinh tế.
D. Để tăng cường kiểm soát dân số.
Câu 14. Phần nào của kế hoạch kinh doanh mô tả về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp?
A. Phân tích thị trường.
B. Giới thiệu doanh nghiệp.
C. Chiến lược tiếp thị. D. Kế hoạch tài chính.
Câu 15. Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là một phần của kế hoạch tiếp thị?
A. Xác định thị trường mục tiêu. B. Chiến lược giá cả.
C. Kế hoạch tuyển dụng nhân sự.
D. Chiến lược quảng cáo.
Câu 16. Kế hoạch hành động trong kế hoạch kinh doanh là gì?
A. Chi tiết về các bước thực hiện cụ thể để đạt được mục tiêu kinh doanh.
B. Mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
C. Dự báo tài chính và dòng tiền.
D. Phân tích các xu hướng thị trường.
Câu 17. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không bao gồm các hình thức nào dưới đây? A. Trách nhiệm tự chủ. B. Trách nhiệm kinh tế.
C. Trách nhiệm đạo đức. D. Trách nhiệm nhân văn.
Câu 18. Doanh nghiệp không có trách nhiệm xã hội khi
A. đóng góp vào các hoạt động từ thiện.
B. tăng cường bảo vệ môi trường sản xuất.
C. tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
D. chỉ tập trung vào lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố đạo đức.
Câu 19. Trách nhiệm xã hội pháp lí được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty X trong trường hợp dưới đây?
Trường hợp. Hoạt động sản xuất xi măng luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, tác động tiêu cực
đến sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy, công ty sản xuất xi măng X luôn xác định
phát triển kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người
Đề thi Cuối kì 1 KTPL 12 Kết nối tri thức 2024 (Đề 2)
12
6 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề Cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Kinh tế pháp luật 12.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(12 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)