Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức (Đề 11)

555 278 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi Cuối kì 1
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối kì 1 môn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Toán lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(555 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 11
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN NĂM HỌC 2023-2024
(Đề gồm có 02 trang)
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 KNTT
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản:
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn(1)
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám(2);
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn(3)
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.
Đen gần mực, đỏ gần son.
(“Bảo kính cảnh giới” – bài 21- Theo Nguyễn Trãi toàn tập - Đào Duy Anh dịch chú) Chú thích:
(1) Lấy ý từ câu tục ngữ “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
(2) và (3): Lấy ý từ câu tục ngữ “Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm
lưng chịu đòn”. Chữ “đau răng ăn cốm” là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần
nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói
chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm…mà ở gần nhà giàu được
no bữa cám thì nghĩa mới thông.
A. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Chỉ ra hai phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên:

A. Biểu cảm, nghị luận B. Biểu cảm, tự sự C. Nghị luận, tự sự
D. Nghị luận, thuyết minh
Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn xen lục ngôn
C. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Tự do
Câu 3. Bài thơ được viết bằng chữ: A. Chữ Hán B. Chữ Nôm C. Chữ Quốc ngữ D. Chữ Nước ngoài
Câu 4. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào? A. Hai câu thực B. Hai câu luận
C. Hai câu thực và hai câu luận
D. Hai câu đề và hai câu thực
Câu 5. Trong bài thơ, Nguyễn Trãi lấy ý từ câu tục ngữ nào sau đây?
A. Hay làm thì giàu, hay cầu thì nghèo
B. Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
C. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng D. Tốt danh hơn lành áo
Câu 6. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung chính của hai câu thơ sau:
“Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.”


A. Chơi cùng những người dại thì chẳng mấy lúc cũng trở thành kẻ dại.
B. Kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan sẽ học hỏi được nhiều điều và trở nên khôn ngoan.
C. Hai câu thơ khuyên mỗi người cần chọn bạn mà chơi.
D. Chơi cùng người xấu, người dại, nếu không cảnh giác sẽ bị nhiễm thói xấu và trở
nên xấu hơn. Chơi cùng người khôn ngoan, sẽ học được những điều hay, lẽ phải, sẽ tốt hơn, tiến bộ hơn.
Câu 7. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
A. Bài thơ có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí
B. Ngôn ngữ tiếng Việt gần gũi, dễ hiểu, vận dụng đa dạng thành ngữ dân gian
C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả.
D. Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.
Câu 8. Bài học từ bài thơ “Bảo kính cảnh giới” – bài 21 của Nguyễn Trãi là:
A. Cần phải tu dưỡng nhân cách, sống trước sau như một.
B. Con người cần thích nghi linh hoạt với hoàn cảnh sống, lựa chọn môi trường sống phù hợp.
C. Cần phải ham học hỏi mới nên thợ, nên thầy.
D. Không chỉ học thầy, mà cần phải biết học tập bạn bè.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN (2,0 điểm)
Câu 9. Nhận xét về suy nghĩ của tác giả thể hiện trong hai câu thơ cuối “Ở đấng
thấp thì nên đấng thấp/ Đen gần mực đỏ gần son”.
Câu 10. Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/ chị? Vì sao?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Người Pháp có câu ngạn ngữ: “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ kết luận


anh là người như thế nào”. Suy nghĩ của anh/ chị về câu ngạn ngữ trên. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5
Bằng cách so sánh đấng thấp với đấng thấp, đen gần mực 1,0
với đỏ gần son, tác giả muốn nhấn mạnh rằng: Hoàn cảnh
có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tính cách và phẩm chất con người.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. 9
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt
chưa tốt: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết
phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10
Thông điệp HS tự rút ra, có sự lí giải hợp lí 1,0
Hướng dẫn chấm:


zalo Nhắn tin Zalo