ĐỀ SỐ 7
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi
trong kí ức của nhà thơ.
Câu 3 (1.0 điểm). Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt
hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4 (1.0 điểm). Từ nội dung đoạn thơ, anh/chị hãy viết một đoạn văn (từ 5-7
dòng) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ nét đặc sắc trong cảm nhận
của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2009) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Đọc hiểu 3,0 I 1
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,5 2
Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt 0,5
thóc, củ khoai, rơm, rạ… 3
– Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời. 0,5
– Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và 0,5
người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người. 4
Viết đoạn văn về ý nghĩa của những điều giản dị đối với 1,0
cuộc sống con người (từ 5-7 dòng)
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
– Điều giản dị trong cuộc sống con người chính là những gì
gần gũi, gắn bó thân thiết xung quanh mỗi người.
– Những điều giản dị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
cuộc sống con người. Những điều giản dị có thể trở thành
điểm tựa, bồi đắp cho con người giá trị tinh thần cao quí
(tình làng nghĩa xóm, gia đình sâu nặng…); góp phần thanh
lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách để trở thành người tử tế.
– Mỗi người cần biết trân trọng những điều giản dị nhỏ bé,
bởi đó có thể là nơi vẫy gọi ta về, làm bừng sáng kí ức đẹp đẽ… II Làm văn 7,0
Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ nét
đặc sắc trong cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước …………
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2009)
a/ Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài 0,5
nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
kết luận được vấn đề
b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5
c/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: 5,0
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:
*Giới thiệu về Nguyễn Khoa Điềm, chương thơ Đất Nước và đoạn trích.
*Tổng quát :
-Vị trí đoạn thơ: Đất Nước thuộc phần đầu chương V trong
trường ca Mặt đường khát vọng, được chia làm hai phần.
Phần một là những cảm nhận mới mẻ về đất nước. Phần hai
là tư tưởng: “Đất Nước của Nhân dân”. Đoạn thơ nằm ở
phần một của đoạn trích Đất Nước.
-Khái quát giá trị nổi bật của đoạn thơ:
Đoạn thơ là cảm nhận về đất nước gắn với những gì bình
dị, thân thiết đối với mỗi con người, từ ngữ giản dị, trong
sáng mà vẫn giàu sức gợi.
* Nét đặc sắc trong cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước:
-Quan niệm về Đất Nước là những gì gần gũi, thân thuộc nhất:
+ Đất Nước là sự thống nhất của các mối quan hệ: cá nhân
với cá nhân (Khi hai đứa cầm tay), cá nhân với cộng đồng
(Khi chúng ta cầm tay mọi người), thế hệ này với thế hệ
khác (Mai này con ta lớn lên/ Con sẽ mang Đất Nước đi xa…).
+ Khi đất nước có được sự thống nhất của các mối quan hệ
trên thì đất nước hài hòa nồng thắm, vẹn tròn, to lớn, Đến
những tháng ngày mơ mộng…
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước:
+ Từ cảm nhận sâu sắc, mới mẻ về đất nước, tác giả nhắn
nhủ với thế hệ trẻ Đất Nước là máu xương- nghĩa là máu
thịt, là một phần sự sống của mình. Vì thế, thế hệ trẻ phải
biết gắn bó, san sẻ, phải có trách nhiệm với Đất Nước.
Đồng thời, phải biết hóa thân bằng hành động sẵn sàng hi
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 - đề 7 có đáp án
298
149 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 12 mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 12.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(298 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 12
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
ĐỀ SỐ 7
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr
18&19)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi
trong kí ức của nhà thơ.
Câu 3 (1.0 điểm). Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt
hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4 (1.0 điểm). Từ nội dung đoạn thơ, anh/chị hãy viết một đoạn văn (từ 5-7
dòng) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ nét đặc sắc trong cảm nhận
của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước:
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2009)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
Đọc hiểu 3,0
I 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,5
2 Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt
thóc, củ khoai, rơm, rạ…
0,5
3 – Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời.
– Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và
người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống
con người.
0,5
0,5
4 Viết đoạn văn về ý nghĩa của những điều giản dị đối với
cuộc sống con người (từ 5-7 dòng)
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
– Điều giản dị trong cuộc sống con người chính là những gì
1,0
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
gần gũi, gắn bó thân thiết xung quanh mỗi người.
– Những điều giản dị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
cuộc sống con người. Những điều giản dị có thể trở thành
điểm tựa, bồi đắp cho con người giá trị tinh thần cao quí
(tình làng nghĩa xóm, gia đình sâu nặng…); góp phần thanh
lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách để trở thành người tử tế.
– Mỗi người cần biết trân trọng những điều giản dị nhỏ bé,
bởi đó có thể là nơi vẫy gọi ta về, làm bừng sáng kí ức đẹp
đẽ…
II Làm văn 7,0
Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ nét
đặc sắc trong cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về
đất nước:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
…………
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, NXB
Giáo dục, 2009)
a/ Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài
nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
kết luận được vấn đề
0,5
b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5
c/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí
lẽ và dẫn chứng:
5,0
*Giới thiệu về Nguyễn Khoa Điềm, chương thơ Đất Nước
và đoạn trích.
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
*Tổng quát :
-Vị trí đoạn thơ: Đất Nước thuộc phần đầu chương V trong
trường ca Mặt đường khát vọng, được chia làm hai phần.
Phần một là những cảm nhận mới mẻ về đất nước. Phần hai
là tư tưởng: “Đất Nước của Nhân dân”. Đoạn thơ nằm ở
phần một của đoạn trích Đất Nước.
-Khái quát giá trị nổi bật của đoạn thơ:
Đoạn thơ là cảm nhận về đất nước gắn với những gì bình
dị, thân thiết đối với mỗi con người, từ ngữ giản dị, trong
sáng mà vẫn giàu sức gợi.
* Nét đặc sắc trong cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm về Đất Nước:
-Quan niệm về Đất Nước là những gì gần gũi, thân thuộc
nhất:
+ Đất Nước là sự thống nhất của các mối quan hệ: cá nhân
với cá nhân (Khi hai đứa cầm tay), cá nhân với cộng đồng
(Khi chúng ta cầm tay mọi người), thế hệ này với thế hệ
khác (Mai này con ta lớn lên/ Con sẽ mang Đất Nước đi
xa…).
+ Khi đất nước có được sự thống nhất của các mối quan hệ
trên thì đất nước hài hòa nồng thắm, vẹn tròn, to lớn, Đến
những tháng ngày mơ mộng…
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước:
+ Từ cảm nhận sâu sắc, mới mẻ về đất nước, tác giả nhắn
nhủ với thế hệ trẻ Đất Nước là máu xương- nghĩa là máu
thịt, là một phần sự sống của mình. Vì thế, thế hệ trẻ phải
biết gắn bó, san sẻ, phải có trách nhiệm với Đất Nước.
Đồng thời, phải biết hóa thân bằng hành động sẵn sàng hi
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
sinh cho Đất Nước. Có như thế, Đất Nước mới bền vững
muôn đời.
+ Đoạn thơ có những câu mang sắc thái mệnh lệnh với sự
lặp lại cụm từ phải biết, nhưng đây là mệnh lệnh của trái
tim, của tình cảm gắn bó thiết tha với đất nước. Từ Đất
Nước được viết hoa, lặp lại sáu lần là bản thông điệp về
trách nhiệm và lòng tự hào của tuổi trẻ đối với đất nước.
*Đánh giá chung:
- Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong
những gì bình dị, gần gũi, thân thiết đối với mỗi con người.
- Đất nước là sự hài hòa trong mối quan hệ giữa cá nhân và
cộng đồng. Sự sống mỗi cá nhân không phải chỉ là riêng
của cá nhân mà còn là của đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều
được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất
của dân tộc, của nhân dân.
- Đánh thức được ở thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm với đất
nước. Tuy là đoạn thơ chính luận nhưng không cảm thấy là
những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn
mình, chân thành, tha thiết.
- Sử dụng những từ ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng mà
vẫn giàu sức gợi; thể thơ tự do, biến đổi linh hoạt về nhịp
điệu; có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và
trữ tình.
d/ Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ
sâu sắc, mới mẻ.
0,5
e/ Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,5
Tổng điểm 10,0
Mọi thắc mắc vui lòng xin vui lòng: 084 283 45 85