Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều - Đề 11

99 50 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 8 Cánh diều mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 8.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(99 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 11
UBND THÀNH PHỐ NHA TRANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THCS CAO THẮNG
Năm học: 2023 – 2024 (Nha Trang) Môn: Ngữ văn 8 CD
Thời gian 90 phút không kể giao đề ĐỀ KIỂM TRA
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: XUÂN VỀ
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi…
Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.


Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam vô. (1937 - Nguyễn Bính)
Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Sáu chữ D. Bảy chữ
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3. (0,5 điểm) Đặc điểm của thơ 7 chữ là:
A. Mỗi dòng thơ có bảy chữ, có giới hạn số câu; các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/4
B. Mỗi dòng thơ có sáu chữ, không giới hạn số câu; các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 2/4 hoặc 4/2
C. Mỗi dòng thơ có bảy chữ, không giới hạn số câu; các dòng trong bài thơ thường
ngắt nhịp 4/3. Cách ngắt nhịp dựa vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.
D. Mỗi dòng thơ có sáu chữ, có giới hạn số câu; các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/2.
Câu 4. (0,5 điểm) Xác định nội dung chính của văn bản?
A. Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống.
B. Bức tranh mùa xuân thanh bình, vắng lặng.
C. Bức tranh mùa xuân buồn bã, tĩnh vắng.
D. Bức tranh mùa xuân đơn sơ, mộc mạc.


Câu 5. (0,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Lúa thì con gái mượt như nhung”. A. So sánh B. Điệp ngữ C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 6. (0,5 điểm) Cảm xúc của tác giả trong câu thơ: “Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?” là: A. Bồi hồi, xúc động.
B. Buồn thương, nuối tiếc.
C. Lưu luyến, vấn vương. D. Ngỡ ngàng, vui sướng.
Câu 7. (0,5 điểm) Chọn câu đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:
“Lúa thì con gái mượt như nhung”.
A. Gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa.
B. Gợi hình ảnh sinh động về cây lúa.
C. Gợi cảm xúc về tình yêu đối với cây lúa.
D. Gợi vẻ đẹp của cây lúa.
Câu 8. (0,5 điểm) Ý nghĩa của hình ảnh đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước
mắt nhìn giời, đôi mắt trong”.
A. Vẻ đẹp đôi mắt của cô gái.
B. Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của cô gái.
C. Vẻ đẹp trong xanh của bầu trời.
D. Sự quyến rũ, thơ mộng của cô gái.
Câu 9 (1,0 điểm). Viết đoạn văn diễn dịch (5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em nét
đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ:


“Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.”
Câu 10 (1,0 điểm). Em rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận về hiện tượng học sinh mê trò chơi điện tử mà lơ là việc học. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 C 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 8 B 0,5 9 Viết đoạn văn
- Đảm bảo hình thức của đoạn văn 0,25
- Đoạn văn diễn dịch: Gợi ý: Hai câu thơ viết về vẻ đẹp 0,75
truyền thống của văn hóa Việt Nam.
- Một số gợi ý cho đoạn văn:
+ Hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, cũng là
nét đặc sắc văn hóa truyền thống “hình ảnh những cô gái
trong trang phục bình dị, quen thuộc là yếm đỏ, khăn
thâm để đi trẩy hội”…  Giúp em thêm yêu và tự hào
về vẻ đẹp truyền thống của dân tộc ta.


zalo Nhắn tin Zalo