Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều - Đề 12

191 96 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 8 Cánh diều mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 8.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(191 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 12
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Năm học: 2023 – 2024 (Hà Nội) Môn: Ngữ văn 8 CD
Thời gian 90 phút không kể giao đề
A. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm).
Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu
CÂU CHUYỆN XIÊNG MIỆNG
Người Lào ai cũng biết chuyện Xiêng Miệng. Xiêng Miệng thông minh, hay
chơi khăm bọn chúa đất nên chúng vẫn tìm cách buộc tội anh.
Một hôm, chúa nắm chặt một con chim nhỏ trong tay, cho gọi Xiêng Miệng đến hỏi:
– Ngươi bảo ta để con chim này sống hay bóp chết nó?
Xiêng Miệng đang đứng cạnh cái cột liền trèo lên lưng chừng, rồi hỏi lại:
– Vậy thì nhà chúa bảo bây giờ tôi sẽ trèo lên nữa hay tụt xuống?
Chúa đất biết mình không thể thắng Xiêng Miệng trong cuộc đó, nên đành để Xiêng Miệng về.
Hôm sau, chúa đất đến gặp Xiêng Miệng đang tắm dưới ao, liền hỏi:
– Xiêng Miệng, ta đố nhà người làm cho ta xuống ao được đấy!
Xiêng Miệng nhảy lên bờ, gãi đầu, gãi tai nói:
– Hiện giờ nhà chúa đang ăn mặc thế kia mà lại đố nhà chúa cởi cả ra để
xuống ao thì khó quá. Nếu nhà chúa ở dưới nước mà đố nhà chúa lên bờ thì rất dễ,
tôi làm được ngay.
Chúa đất vội vàng cởi phăng quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng
Miệng đố mình lên bờ. Nhưng lão chưa kịp nói thì Xiêng Miệng đã cười khà khà, chế giễu:
– Đấy nhé, nhà chúa xuống ao rồi! Thế là thua cuộc nhé!


Tiếp đó, Xiêng Miệng thản nhiên lấy quần áo của chúa đất làm ra bộ mặc
vào. Chúa đất tưởng Xiêng Miệng định cướp quần áo liền vội vã lên bờ. Xiêng
Miệng ôm quần áo, vừa đi giật lùi vừa nói:
– Đấy, thế là nhà chúa lại thua cuộc lần thứ hai nhé! Ban nãy tôi đã làm cho
nhà chúa xuống ao, bây giờ lại buộc nhà chúa phải lên bờ. Nhà chúa đã chịu thua chưa nào?
Xiêng Miệng vừa nói vừa chạy, cố nhử cho chúa đất phải chạy theo. Dân
chúng thấy chúa đất trần như nhộng đuổi theo Xiêng Miệng liền đổ ra xem. Ai nấy
đều bò lăn ra cười.
Cuối cùng chúa đất đành phải chịu thua, Xiêng Miệng mới trả lại quần áo…
(Nguồn: Kể chuyện 3, trang 123, NXB Giáo dục Việt Nam)
I. Chọn phương án đúng bằng cách chép lại cả chữ cái và đáp án (2.0 điểm)
Câu 1.Câu chuyện Xiêng Miệng” kể về đối tượng nào?
A. Người tài giải đố.
B. Bọn quan lại ngu ngốc. C. Đứa trẻ thông minh. D. Tình huống oái oăm.
Câu 2. Đối tượng gây cười trong truyện là ai? A. Xiêng Miệng. B. Chúa đất. C. Thầy lý. D. Thầy đồ.
Câu 3. Sự việc nào không có trong “Câu chuyện Xiêng Miệng”? A. Phạt Xiêng Miệng. B. Làm cho xuống ao. C. Hỏi về con chim.
D. Chúa ở trần đuổi theo.


Câu 4. Nhân vật trong câu chuyện trên được khắc họa qua phương diện nào? A. Lai lịch, diện mạo.
B. Đối thoại cử chỉ, hành động, trí tuệ.
C. Đối thoại, nội tâm.
D. Một chặng đường đời.
Câu 5. Chúa đất biết mình không thể thắng trong cuộc đối đầu tiên và đành để
Xiêng Miệng về vì lí do nào?
A. Xiêng Miệng trèo lên cây trong cuộc đó.
B. Xiêng Miệng thông minh trong cuộc đó.
C. Chúa đất vẫn tìm cách buộc tội anh.
D. Chúa đất biết mình không thể thắng Xiêng Miệng trong cuộc đó.
Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở câu văn: “Chúa đất vội vàng cởi phăng
quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ.”? A. Liệt kê. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
Câu 7. Phương pháp gây cười trong “Câu chuyện Xiêng Miệng” là gì?
A. Phóng đại sự việc; mâu thuẫn trái với tự nhiên. B. Hoàn cảnh gây cười.
C. Cử chỉ gây cười, hoàn cảnh gây cười. D. Lời nói gây cười.
Câu 8. Đối tượng nào bị phê phán trong “Câu chuyện Xiêng Miệng”?
A. Kẻ giàu thích được xu nịnh.
B. Những kẻ ngu ngốc, háo danh. C. Kẻ keo kiệt, tham lam.
D. Kẻ giàu có ngu ngốc, thích ta đây.


II. Thực hiện bài tập (4.0 điểm)
Câu 9. (0,5 điểm) Ghi lại chính xác tên một văn bản khác mà em biết có cùng thể
loại với “Câu chuyện Xiêng Miệng”.
Câu 10. (1,0 điểm) Hãy nhận xét cách kết thúc truyện. Em tưởng tượng điều gì xảy
ra kế tiếp sau kết thúc ấy?
Câu 11. (2,5 điểm) Chọn một bài học mà em tâm đắc nhất từ “Câu chuyện Xiêng
Miệng”. Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 7 câu để giải thích điều đó; trong
đoạn văn có sử dụng từ Hán – Việt (gạch chân hoặc chú thích rõ).
B. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn với dung lượng khoảng 1,5 trang giấy thi kể lại một chuyến đi (hoặc
một hoạt động xã hội) để lại ấn tượng sâu sắc đối với em. HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung:
- Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh, nếu học sinh diễn đạt khác mà đảm bảo ý thì GV vẫn cho điểm.
- GV căn cứ vào bài làm của học sinh để định mức phẩy lẻ 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm: Nội dung Điểm Phần u A ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,25 2 B 0,25 3 A 0,25 4 B 0,25 5 D 0,25 6 A 0,25


zalo Nhắn tin Zalo