Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều (Đề 10)

402 201 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(402 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ Ii
……………………..
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 11 ĐỀ SỐ 10
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
HS đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp
Mời trầu của Hồ Xuân Hương Hoàng Hữu Yên
(1) Bài thơ Mời trầu đi vào lòng người như một câu chuyện tâm tình. Là một
bài tứ tuyệt (bốn câu ba vần) rất hay và rất mẫu mực về cấu trúc, về niêm luật và
vần điệu, có thể so sánh với bất cứ bài thơ luật Đường đặc sắc nào bằng chữ Hán.
Thế mà đọc thơ chúng ta không có cảm tưởng đó là một thể thơ nhập nội, bởi lẽ
“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương đã Việt hóa đến kì tài về cả hai mặt nội dung
diễn đạt và hình thức biểu hiện.
(2) Câu chuyện chẳng có gì cao siêu mà hết sức thông thường gắn với phong
tục tập quán về giao tiếp của người Việt : tục mời trầu “Miếng trầu là đầu câu
chuyện”. Dù khách quen hay khách lạ, khách thường hay khách sang, chủ nhân bao
giờ cũng có cơi trầu đãi khách. Đã thành tục lệ truyền thống lâu đời thì từ lá trầu,
quả cau cho đến cách bổ cau, têm trầu cũng khá nhiêu khê ! Có trầu quế, trầu hối
cũng có trầu cay, trầu hội; có cách tâm bình thường cũng có cách tâm cánh
phượng. Có cau tươi, cau khô, cau già, cau non, cau quà to, cau quả nhỏ, cau tiễn
chũm lòng đào... Miếng trầu phần nào nói lên sự ứng xử đa dạng của con người
“Cau non tiễn chũm lòng đào, trầu têm cánh phượng” thường dùng để đãi khách quý.
(3) Xuân Hương cũng đãi khách bằng “mời trầu” nhưng có khác người thường


Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Cơi trầu Xuân Hương đãi khách - chắc chắn là khách quý, có thể là người tình
đã ít nhiều qua lại, gắn bố - xem ra đơn bạc quá sao ? (Cau nhỏ, trầu hôi). Không,
đừng vội lầm tưởng Xuân Hương đãi bôi, không trọng thị khách quen, vì quen quá
hóa nhờn! Cả hai câu toát lên ý nghĩa về cách ứng xử khiêm tốn mà rất chân tình.
“Này của Xuân Hương” lời chan chứa cái chân tình hồn hậu vốn có, không chút
khoa trương, khách khí. Tất cả những gì thuộc về Xuân Hương đều không tô vẽ
hoa lá mà mộc mạc chân chất như thế đó. Cách nói khiêm tổn này vốn là lối ứng
xử tế nhị của nhân dân. Ta đã chẳng thấy cô thôn nữ đáng yêu cũng đã từng tự
khiêm như vậy sao? “Thân em như hạt mưa sa ; thân em như quả mít trên cây…”.
Càng nói khiêm càng chứng tỏ phẩm chất đáng quý của chính bản thân mình.
Tự khiêm khác với tự ti, không năn nỉ cầu xin sự ban ơn nào cả! Xuân
Hương tự khiêm vì nàng ý thức được phẩm giá của chính mình.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi!
Chính do có ý thức sâu sắc về mình như thế, Xuân Hương đã không dè dặt
ngân ngại giãi bày minh bạch thái độ của mình trước một chuyện hệ trọng chuyện
nhân duyên. Có phải duyên nghĩa là nếu đúng là duyên số, duyên ưa phận đẹp như
cách nói văn hoa trong Truyện Kiều: “Rằng : trong tác hợp cơ trời”, “thì thắm lại”
tức là duyên đằm thắm gắn bó sắt son, nên đổi nên lứa hay nói như dân gian “
thương thì thương cho chắc; Bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn..” (Dân ca Nghệ
Tĩnh). Phải có bản lĩnh cao mới sòng phẳng đặt vấn đề như vậy. Nó sẽ là cái “kính
chiếu yêu” để soi thấu cái quan hệ nhập nhằng “già nhân ngãi non vợ chồng”, cái
tâm địa “tiếc rẻ” của đấng mày râu nào đó. Và một khi đường ranh giới đã được


phân định trắng và đen không có khả năng nhập nhèm lẫn lộn thị lời răn vừa nhắc
nhủ vừa phê phán “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” hẳn là hoàn toàn thích đáng.
Cái “màu xanh như lá”, không phải là màu xanh của thương nhớ như “Ngàn
dâu xanh ngắt một màu “ (Chinh phụ ngâm khúc) và màu trắng là màu vôi tôi bạc
thếch. Chỉ có màu mà không có hương sắc. Nhạt nhẽo quá! Liệu còn chút gì là tình nghĩa, là hi vọng?
Bài Mời trầu chưa đưa nữ sĩ vào thế giới của tuyệt vọng - hẳn là nhà thơ hãy
còn rất trẻ - Nhưng vẫn ngân lại trong lòng người đọc một nỗi buồn lai láng. Cuộc
đời sao lại phũ phàng đến thế!
(4) Chỉ là một tục lệ “mời trầu” phổ thông nhưng với lời thơ bình dị có âm
vang, với cấu tứ độc đáo và gợi cảm, bài tứ tuyệt dạo lên một khúc nhạc đầu về số
phận không mấy suôn sẻ của người phụ nữ và về bản lĩnh của họ trong cuộc sống.
Đó là tài thơ cũng là phong cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
(Giảng văn văn học Việt Nam - Nhiều tác giả. NXB GD 1999)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào?
A. Văn bản thơ, viết về tục mời trầu
B. Văn bản nghị luận xã hội, bàn về các cách mời trầu
C. Văn bản nghị luận văn học, đánh giá giá trị tác phẩm thơ
D. Văn bản thông tin, thuyết minh về cách mời trầu
Câu 2. Nhan đề văn bản Mời trầu của Hồ Xuân Hương cung cấp cho người đọc thông tin nào?
A. Nội dung bàn luận của văn bản
B. Đối tượng, phạm vi bàn luận của văn bản
C. Phương pháp luận bàn của văn bản
D. Cấu trúc, hình thức của văn bản


Câu 3. Dòng nào không thuộc nội dung các luận điểm văn bản Mời trầu của Hồ Xuân Hương?
A. Đặc sắc về thể loại
B. Nội dung gắn với phong tục tập quán về giao tiếp của người Việt
C. Xuân Hương đãi khách bằng “mời trầu” khác người thường
D. Nhân vật Xuân Hương xưng danh, xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện, chủ động trong cuộc thoại
Câu 4. Luận điểm nào đóng vai trò quan trọng nhất trong văn bản Mời trầu của Hồ Xuân Hương?
A. Đặc sắc về thể loại
B. Nội dung gắn với phong tục tập quán về giao tiếp của người Việt
C. Xuân Hương đãi khách bằng Mời trầu khác người thường
D. Chỉ là một tục lệ Mời trầu phổ thông nhưng với lời thơ bình dị có âm vang
Câu 5. Dòng nào nói lên bằng chứng tiêu biểu độc đáo của luận điểm 2? A. Dẫn chứng trực tiếp
B. Dùng dẫn chứng gián tiếp từ sự hiểu biết về phong tục giao tiếp của người Việt Nam
C. Dùng dẫn chứng từ thực tiễn đời sống
D. Dùng dẫn chứng văn học truyền thống
Câu 6. Câu “Nhưng vẫn ngân lại trong lòng người đọc một nỗi buồn lai láng” làm
sáng tỏ luận điểm nào?
A. Đặc sắc về thể loại
B. Nội dung gắn với phong tục tập quán về giao tiếp của người Việt
C. Xuân Hương đãi khách bằng Mời trầu khác người thường
D. Chỉ là một tục lệ Mời trầu phổ thông nhưng với lời thơ bình dị có âm vang
Câu 7. Văn bản Mời trầu của Hồ Xuân Hương bàn về khía cạnh nào của tác phẩm?


zalo Nhắn tin Zalo