Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều (Đề 9)

274 137 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 10 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(274 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ Ii
……………………..
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 11 ĐỀ SỐ 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
HS đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp Kết nối ảo Jeanne Segal
Được thúc đẩy bởi tốc độ Internet gia tăng và sự phát triển nhanh chóng của
mạng xã hội, nhiều người trong số chúng ta “online” mỗi ngày để “kết nối” với
người khác, cập nhật thông tin và giải trí. Chúng ta không chỉ giành vài phút mà
hơn hàng giờ đồng hồ mỗi ngày và từng ngày trước các loại màn hình cả lớn lẫn bé.
Công nghệ vốn kỳ diệu và cuộc sống chúng ta chắc chắn tiện nghi hơn nhờ có
nó. Các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại thông minh và máy tính
xách tay có thể tạo ra các mối quan hệ ảo có tính ổn định với gia đình, người bạn
yêu mến, đồng nghiệp và những người mới quen ở những nơi xa xôi của một thị
trấn, các thành phố xa xăm và các đất nước xa thật xa. Đồng thời, điều bình thường
là gặp hai người ngồi cùng bàn, im lặng tag nhau lên bức ảnh được đăng tải trên
mạng xã hội thay vì trò chuyện “thực” và tận hưởng khoảnh khắc chỉ của hai người
bạn với nhau. Và khi bạn nhìn thấy tình cảnh như thế, khó để không băn khoăn
rằng liệu có phải tất cả những kết nối ảo thế này đang bị lạm dụng hay không.
Bằng cách kết nối quá sâu sắc nhưng ảo hàng giờ đồng hồ mỗi ngày, phải
chăng chúng ta đang quên mất cách để kết nối với nhau ngoài đời thật? Có phải
máy tính bảng và điện thoại khiến cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn hay vắt kiệt
sức lực của ta và làm ta thêm căng thẳng? Liệu truyền thông xã hội thay thế sự


giao tiếp không lời, cảm tính mà ta cần để tạo nên những kết nối có ý nghĩa với
nhau? Có phải những kết nối ảo đang ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp giữa người
với người theo những cách cho phép chúng ta cảm thấy được yêu và khiến người
khác cảm thấy được yêu? […]
Khi online, những đặc tính mang đậm bản sắc cá nhân do năm giác quan tạo
nên bị mất đi, đồng thời cũng mất đi những cơ hội quan trọng cho giao tiếp không
lời. Ở trạng thái offline trong đời thực, mắt, tai, da, mũi và lưỡi bạn có thể kết hợp
theo cách đáng kinh ngạc. Một nhóm giác quan tạo điều kiện cho các mối quan hệ
cực kỳ giàu cảm xúc và ý nghĩa.
Chúng ta cần những kinh nghiệm ngoài đời thực, san sẻ để gắn kết với giá trị
của tình bạn. Chúng ta có thể nghe thấy sự thay đổi trong giọng nói của ai đó vẫn
trân trọng và quan tâm trò chuyện với ta. Chúng ta cần nhìn thấy cảm tình trong
ánh mắt và trên gương mặt của họ. Chúng ta cần cảm nhận cánh tay bạn bè đặt lên
vai hay choàng qua ta khi ta thấy lạnh lẽo và buồn chán. Chúng ta cần thấy được
bạn bè ta cùng khóc cùng cười với ta. Những trải nghiệm không lời, thu hút ấy
khiến ta thấy bản thân có giá trị. Và những điều này không thể xảy ra khi online.
Chúng ta có thể gặp gỡ và trò chuyện online, nhưng thật nguy hiểm khi đưa ra
các quyết định quan trọng về các mối quan hệ của chúng ta trong một thế giới ảo.
Chúng ta cần phát hiện cảm giác ở bên nhau thế nào trong sự đa dạng của các thiết
lập định sẵn. Chúng ta cũng cần nắm bắt được những ám hiệu nói cho ta biết bạn
chúng ta cảm thấy sao khi ở bên ta lúc ta không có tâm trạng tốt nhất, hay khi họ ở
trạng thái không ổn nhất. Quá trình thấu hiểu nhau mà bạn muốn thực hiện tốn kha
khá thời gian đấy và những loại trải nghiệm này không hề sẵn có khi online.
Những mối quan hệ khiến ta cảm thấy được yêu có thể bắt đầu trước một cái màn
hình nhưng chỉ duy trì bền vững khi offline mà thôi.
(Jeanne Segal (2018). Cảm giác được yêu. NXB Hà Nội, tr. 109 – 130)
Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?


A. Văn bản nghị luận văn học vì người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm
làm sáng tỏ quan điểm của người viết về kết nối ảo.
B. Văn bản nghị luận xã hội vì người viết dùng dẫn chứng nhằm xác lập cho người
đọc, người nghe quan điểm của người viết về kết nối ảo.
C. Văn bản nghị luận xã hội vì người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác
lập cho người đọc, người nghe quan điểm của người viết về kết nối ảo.
D. Văn bản nghị luận văn học vì người viết dùng lập luận nhằm xác lập cho người
đọc, người nghe một ý kiến, một quan điểm.
Câu 2. Dòng nào sau đây không nói lên các luận điểm được triển khai ở văn bản Kết nối ảo?
A. Và khi bạn nhìn thấy tình cảnh như thế, khó để không băn khoăn rằng liệu có
phải tất cả những kết nối ảo thế này đang bị lạm dụng hay không.
B. Bằng cách kết nối quá sâu sắc nhưng ảo hàng giờ đồng hồ mỗi ngày, phải chăng
chúng ta đang quên mất cách để kết nối với nhau ngoài đời thật?
C. Khi online, những đặc tính mang đậm bản sắc cá nhân do năm giác quan tạo nên
bị mất đi, đồng thời cũng mất đi cơ hội quan trọng cho giao tiếp không lời.
D. Chúng ta cần phát hiện cảm giác ở bên nhau thế nào trong sự đa dạng của các thiết lập định sẵn.
Câu 3. Có thể đảo trật tự các luận điểm ở văn bản Kết nối ảo không? Vì sao?
A. Có thể đảo trật tự vì các luận điểm đó không tuân theo logic nhất định
B. Có thể đảo trật tự vì chúng sắp xếp theo tầm quan trọng từ cao đến thấp
C. Không thể đảo trật tự được vì các luận điểm đó tuân theo logic nhất định
D. Không đảo trật tự vì các luận điểm có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả
Câu 4. Câu “Chúng ta cần nhìn thấy cảm tình trong ánh mắt và trên gương mặt
của họ. Chúng ta cần cảm nhận cánh tay bạn bè đặt lên vai hay choàng qua ta khi
ta thấy lạnh lẽo và buồn chán.” thuộc yếu tố nào? Nhằm mục đích gì?


A. Là lí lẽ, nhằm làm sáng tỏ luận điểm “Chúng ta cần những kinh nghiệm ngoài
đời thực, san sẻ để gắn kết với giá trị của tình bạn”
B. Là lí lẽ, nhằm khẳng định “Khi online, những đặc tính mang đậm bản sắc cá
nhân do năm giác quan tạo nên bị mất đi”
C. Là câu chứ luận điểm của văn bản
D. Là dẫn chứng gián tiếp để làm sáng tỏ luận đề “kết nối ảo có thể khiến chúng ta
quên mất cách kết nối với nhau ngoài đời thực”
Câu 5. Vì sao tác giả cho rằng “Chúng ta có thể gặp gỡ và trò chuyện online,
nhưng thật nguy hiểm khi đưa ra các quyết định quan trọng về các mối quan hệ
của chúng ta trong một thế giới ảo”?
A. Vì kết nối online không cho ta trải nghiệm những giao tiếp không lời
B. Vì kết nối online dễ xảy ra sự cố về công nghệ
C. Vì kết nối online khiến ta khó khăn trong việc tìm hiểu đối phương
D. Vì kết nối online chưa có nhiều tính năng trong việc trò chuyện
Câu 6. Những câu hỏi tu từ trong đoạn in nghiêng “Bằng cách kết nối quá sâu
sắc…” đến “… khiến người khác cảm thấy được yêu?” có tác dụng gì?
A. Thể hiện nỗi lo ngại trước hiện trạng con người lạm dụng các kết nối ảo.
B. Làm tăng giá trị biểu đạt, khơi gợi những ngẫm suy nơi người đọc.
C. Tạo nhạc tính cho đoạn văn, gây sự tò mò cho người đọc. D. Cả A và B đều đúng
Câu 7. Dòng nào nói lên mục đích viết của văn bản Kết nối ảo?
A. Thuyết phục người đọc tin rằng: kết nối ảo có những hạn chế và những mối
quan hệ chỉ bền vững khi có trải nghiệm ngoài đời thực
B. Thuyết phục người đọc tin rằng: kết nối ảo có những mặt lợi – hại nhất định và
cần thận trọng khi sử dụng kết nối ảo
C. Thuyết phục người đọc tin rằng: kết nối ảo có nguy hại đối với các mối quan hệ ngoài đời thực


zalo Nhắn tin Zalo