Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (Đề 7)

220 110 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(220 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 11 ĐỀ SỐ 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi - Trích)
(Lược phần đầu: Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình
nông dân có mối thù sâu nặng với Mĩ – nguy: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết
hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với những đe doạ, hạch
sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị
Chiến, thằng Út em, chủ Nam, và một người chị nuôi đi lấy chồng xa. Truyền
thống cách mạng vẻ vang của gia đình và những đau thương mất mát nặng nề do
tội ác của Mĩ – nguy gây ra đối với gia đình Việt đều được chủ Nam ghi chép vào
một cuốn sổ của gia đình.
Việt và Chiến hàng hát tòng quân đi giết giặc. Việt nhỏ tuổi, đồng đội gọi thân
mật là cậu Tư. Anh rất gắn bó với đơn vị, đặc biệt là với tiểu đội trưởng Tánh, như
tình ruột thịt. Ở anh luôn luôn sôi nổi một tinh thần chiến đấu. Anh quyết lập được
nhiều chiến công để cùng chị Chiến trả thù cho ba má. Trong trận chiến đấu ác liệt
tại một khu rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị
thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng
hồi ức lại đưa anh trở về với những kỉ niệm thân thiết đã qua: kỉ niệm về má, chị
Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh,...)
Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ.
Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên.
Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ. Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như


lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy
xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuống lên cho Việt ăn... Nhưng mấy giọt mưa lất
phất trên cổ làm Việt choàng tỉnh hẳn. Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống
chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân. Việt có một mình ở đây thôi ư? Câu hỏi
bật ra trong đầu Việt rồi dội lại trong từng chân lông kẻ tóc. Cái cảm giác một
mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất, trong đêm thứ hai này, khi
Việt cảm thấy không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo
đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến đi rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt
mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm. Việt muốn chạy thật
nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày, gặp lại anh Tánh,
níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân chị Chiến, nhưng chân
tay không nhấc lên được. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo
theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi
hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông", cái mà Việt vẫn nghe các
chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc...
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ
hai... Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lăng của giặc. Đó là
những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là
những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng
môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hỏi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi!
Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn
bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm... chắc là một xe bọc thép vừa bị
ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình
lại hiện ra... Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh
Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên... Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này,
đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút.


Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung
phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...
Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo.
Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến.
Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các
anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và
những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong..
(Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978)
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba
Câu 2. Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn:
A. Điểm nhìn của tác giả
B. Điểm nhìn của chị Chiến C. Điểm nhìn của má D. Điểm nhìn của Việt
Câu 3. Trong những câu văn sau, câu văn nào cho thấy được cảm xúc xuất phát từ
điểm nhìn của nhân vật Việt:
A. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ.
B. Ước gì bây giờ lại được gặp má.
C. Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo
D. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt…Việt nằm thở dốc
Câu 4. Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu “Súng lớn và súng nhỏ
quyện vào nhau như tiếng môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hỏi Đồng khởi.” là gì?


A. Gợi lên cảm giác phấn khích và khát khao chiến đấu tột cùng trong nhân vật Việt lúc này.
B. Gợi lên sự dũng cảm của nhân vật Việt khi tiếng súng trở thành những âm thanh
quen thuộc và nhân vật sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và thử thách.
C. Gợi lên những âm thanh quen thuộc gắn liền với nhân vật Việt khi một mình bị
thương nặng giữa chiến trường, đồng thời gợi cảm giác sống trong tinh thần quật
khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ
D. Gợi lên những âm thanh quen thuộc gắn liền với nhân vật Việt khi đang bị
thương ở chiến trường, đồng thời cho thấy sự dũng cảm của nhân vật.
Câu 5. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt?
A. Vì đây là âm thanh tiếng súng mà đồng đội bắn. Nó gọi Việt phải bước tiếp để
sống để trả thù quân địch. Tiếng súng xung trận đã tiếp thêm sức mạnh cho tiếng
gọi Việt quay trở lại sự sống.
B. Vì đây là tiếng súng mà Việt đã quá quen thuộc và thôi thúc Việt khỏe mạnh, chiến đấu
C. Vì Việt nghe tiếng súng nhưng không hề sợ hãi cái chết mà chỉ có tinh thần chiến đấu.
D. Vì đây là tiếng súng đã hạ gục Việt và Việt khao khát vực dậy để đánh bại kẻ thù.
Câu 6. Từ láy “văng vẳng” được định nghĩa: Vọng lại từ xa nhưng nghe không thật
rõ lắm. Cách giải thích nghĩa của từ đó là:
A. Phân tích nội dung nghĩa của từ
B. Sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa C. Nêu định nghĩa
D. Phân tích các thành tố cấu tạo
Câu 7. Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Việt được thể hiện trong đoạn “Việt đã
bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng


zalo Nhắn tin Zalo