Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (Đề 6)

0.9 K 461 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức có đáp án

    Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    Word 117 14.4 K 7.2 K lượt tải
    150.000 ₫
    150.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết Ngữ văn 8 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn 8.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(921 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 8 ĐỀ SỐ 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu
thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính
khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong
hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không
đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc
đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ
là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân
không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài
năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người,
không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao
giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục).
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? A. Nghị luận văn học B. Nghị luận xã hội C. Văn bản thông tin D. Kí


Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là? A. Tự sự B. Nghị luận C. Thuyết minh D. Biểu cảm
Câu 3. Xác định chủ ngữ của câu: “Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so
sánh với mọi người cùng chung sống với mình”. A. Sự hiểu biết B. Mỗi cá nhân
C. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân
D. Không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình
Câu 4. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau là gì?
“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm,
trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn
không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh
hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể,
luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.” A. So sánh, liệt kê
B. Điệp cấu trúc, liệt kê C. Điệp từ, ẩn dụ D. Liệt kê, tương phản
Câu 5. Phép liên kết hình thức được sử dụng trong các câu văn sau là gì?
“Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung
sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.” A. Phép nối B. Phép lặp

C. Phép thế D. Phép đồng nghĩa
Câu 6. Dòng nào không là biểu hiện của người khiêm tốn trong văn bản trên?
A. Tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm
B. Cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa
C. Không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại .
D. Sau khi thành công thì không cần cố gắng, phấn đấu nữa.
Câu 7. Dựa vào nội dung đoạn thứ 3 trong văn bản, theo tác giả, người khiêm tốn là người như thế nào?
A. Luôn tỏ ra tự tin quá mức trong mọi tình huống.
B. Luôn tự ti, cho rằng bản thân còn kém cỏi rất nhiều.
C. Hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân
D. Biết giúp đờ, hỗ trợ, chia sẻ khi người khác gặp khó khăn.
Câu 8. Theo tác giả, vì sao con người cần sống khiêm tốn?
A. Vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là
quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.
B. Vì sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình.
C. Tác dụng của việc nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực.
D. Đáp án A & B đều đúng
Câu 9 (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: “Dù tài năng đến đâu cũng luôn
luôn phải học thêm, học mãi mãi” hay không? Vì sao?
Câu 10 (1,0 điểm) Thông điệp ý nghĩa nhất đối với em được rút ra từ đoạn trích trên là gì?
Phần II. Viết (4,0 điểm)


Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà mình đã được học, được nghe. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm
Câu 1 B. Nghị luận xã hội 0,5 điểm Câu 2 B. Nghị luận 0,5 điểm
Câu 3 C. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân 0,5 điểm
Câu 4 B. Điệp cấu trúc, liệt kê 0,5 điểm Câu 5 A. Phép nối 0,5 điểm
D. Sau khi thành công thì không cần cố gắng, phấn đấu Câu 6 0,5 điểm nữa.
C. Hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai Câu 7 0,5 điểm
trò, ca tụng chiến công của cá nhân
Câu 8 D. Đáp án A & B đều đúng 0,5 điểm
- Học sinh đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân về vấn đề Câu 9 1,0 điểm
đồng thời đưa ra những kiến giải hợp lí cho ý kiến ấy.
- Học sinh trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân.
Thông điệp phù hợp với nội dung tư tưởng của văn bản và
mang tính đạo đức, thẩm mỹ. Câu 10 1,0 điểm
- Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai
theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.
Phần II. Viết (4,0 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo