Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (Đề 3)

614 307 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(614 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 3
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Từ Cu-ba” (trang 88) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Khổ thơ cuối bài giúp em cảm nhận
điều gì về tình cảm của tác giả với đất nước mình và nước bạn?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau: QUẢ CẦU TUYẾT Tuyết rơi ngày càng dày.
Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng
thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại.
Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang
lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.
Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết
đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném?
Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không.
Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt. Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:


– Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!
– Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.
– Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.
– Mình không đủ can đảm.
– Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm
cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.
Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài
người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói:
– Các bác định đánh một đứa trẻ à?
Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta
đã đưa cụ già bị thương vào.
Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.
Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm
cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:
– Cháu là một cậu bé dũng cảm. (Theo A-mi-xi)
Câu 1. Quả cầu tuyết làm cụ già bị thương ở đâu? (0,5 điểm)


A. Bị thương ở mắt
B. Bị thương ở chân
C. Bị thương ở đầu
D. Bị thương ở mũi
Câu 2. Vì sao cụ già khen cậu bé dũng cảm? (0,5 điểm)
A. Vì cậu bé dũng cảm gỡ những mảnh kính găm vào da thịt giúp ông cụ.
B. Vì cậu bé chơi ném tuyết rất cừ.
C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.
D. Vì cậu bé dám dũng cảm đánh nhau với những người lớn.
Câu 3. Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên? (0,5 điểm)
A. Cần đối xử lịch sự, lễ phép với những người xung quanh mình.
B. Cần kính trọng những người lớn tuổi, đặc biệt là người già.
C. Tự tin thể hiện bản thân mình trước đám đông.
D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.
Câu 4. Em hãy tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt mặt trận”, là “đầy
tớ trung thành của nhân dân”.
Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói:
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 5. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và
ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)


a) Lý Thường Kiệt là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI.
.................................................................................................................................
b) Tên tuổi của ông gắn với chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống.
.................................................................................................................................
Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân và gạch chân
dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)
.................................................................................................................................
Câu 7. Dựa vào bức tranh sau dưới đây, em hãy đặt một câu có sử dụng trạng
ngữ chỉ thời gian và một trạng ngữ chỉ mục đích: (1,5 điểm)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) TIẾNG CHỔI TRE Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét


zalo Nhắn tin Zalo