Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (Đề 4)

437 219 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(437 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 4
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Thảo nguyên bao la” (trang 92) Tiếng Việt 4
Tập 2 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS thực hiện yêu cầu: Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả
bầy thiên nga và Hồ I-xức-kun.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện
với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế
được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, anh
không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, họ quyết định dừng chân và tắm mát.
Người bị miệt thị lúc nãy bị sa lầy và lún dần xuống, và người bạn kia đã tìm
cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá
dòng chữ: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh,
anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?” Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi
ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của


sự tha thứ sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt
đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió
nào có thể cuốn bay đi”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi buồn đau lên cát và khắc tạc
những niềm vui và hạnh phúc bạn tận hưởng trong cuộc đời lên đá để chúng mãi không phai.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 1. Sau cuộc tranh cãi gay gắt, một trong hai người bạn đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Bỏ bạn lại một mình và đi hướng khác.
B. Ném cát vào người kia.
C. Dùng lời nặng hơn miệt thị bạn.
D. Viết một điều gì đó lên cát.
Câu 2. Theo em, vì sao sau khi được cứu, người bạn lại khắc chữ trên đá thay
vì viết lên cát như trước? (0,5 điểm)
A. Vì đây là nghệ thuật quý hiếm cần được truyền bá.
B. Vì để mọi người biết đến dòng chữ đẹp của anh.
C. Vì anh muốn khắc ghi lòng biết ơn.
D. Vì chỗ này không có cát nữa.


Câu 3. Theo em, câu chuyện trên đã cho chúng ta bài học gì? (0,5 điểm)
A. Phải biết quan tâm đến bạn bè lúc khó khăn hoạn nạn.
B. Biết chia sẻ giúp bạn bè vượt qua khó khăn nhất thời.
C. Biết xóa bỏ những điều không vui trong cuộc sống.
D. Biết bỏ qua những lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.
Câu 4. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây và cho biết vị trí của câu chủ đề đó: (1 điểm)
Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm
nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc, vòng
vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng. (Theo Lê Tấn)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy tìm ra những sự vật được nhân hóa trong câu dưới đây và cho
biết chúng được nhân hóa bằng cách nào? (1 điểm)
Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với
nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. (Truyện Ngụ ngôn)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy đặt một câu có vị ngữ nêu hoạt động: (1 điểm)
.................................................................................................................................
Câu 7. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và
ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1,5 điểm)
a. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.
.................................................................................................................................


b. Con chim gáy hiền lành, béo núc.
.................................................................................................................................
c. Những người lính và viên tướng đứng sững lại, nhìn chú lính nhỏ.
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
CÁNH RỪNG TRONG NẮNG (Trích)
Mặt trời chiếu những luồng sáng qua kẽ lá. Cây cối vươn ngọn lên cao tít
đón nắng. Nhiều cây thân thẳng tắp, tán là tròn xoe. Những con sóc nâu cong đuôi
nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Thấy có người đi tới, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác. Theo Vũ Hùng
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết một bài văn ngắn giới thiệu chiếc bàn ủi hơi nước và hướng dẫn
cách sử dụng bàn ủi hơi nước. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm.
Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả:
+ Bầy thiên nga: trắng, lượn vòng, lượn đi lượn lại, tiếng kêu rộn rã thảng thốt, bay
vút lên cao, dang rộng đôi cánh vun vút lao xuống.
+ Hồ I-xức-kun: mặt hồ xanh biếc, sóng xanh bạc đầu, bờ cát vàng, khoảng nước phía xa như nhuộm hồng.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo