Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (Đề 6)

414 207 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(414 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 6
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Rừng mơ” (trang 102) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vào mùa hoa mơ nở, Núi Thơm hiện lên như thế nào?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau: VIẾNG LÊ-NIN
Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới
40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm.
Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên
gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói:
– Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các
đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin.
Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến
ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về
phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.
Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời
như cũng chia buồn với lòng người.


Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là
người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay,
mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:
– Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng
người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không? Theo Giéc-ma-nét-tô Chú giải:
Lê-nin (1870 1924): lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga, người sáng lập ra liên bang Xô- viết.
Mát-xcơ-va : thủ đô nước Nga.
Khách sạn Luých: tên một khách sạn ở Mát-xcơ-va.
Pa-ri : thủ đô nước Pháp.
Câu 1. Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 khách sạn Luých để làm gì? (0,5 điểm)
A. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin.
B. Đề chào các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a.
C. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a dẫn đi đọc Luận cương Lê-nin.


D. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a chỉ cho đường trở về Pháp.
Câu 2. Vì sao Nguyễn Ái Quốc vẫn đi viếng Lê-nin ngày hôm ấy? (0,5 điểm)
A. Vì ngày mai anh phải trở về Pa-ri.
B. Vì anh đã quen chịu đựng giá lạnh.
C. Vì anh sợ ngày mai người ta sẽ không cho viếng.
D. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin.
Câu 3. Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái
Quốc? (0,5 điểm)
A. Đó là một người yêu nước.
B. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin.
C. Đó là một người rất giản dị.
D. Đó là một người có nghị lực và rất ham học hỏi.
Câu 4. Vị ngữ trong câu sau cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ? (1 điểm)
Trên sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 5. Tìm các tính từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Bản lùng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài
bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới.
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy cho biết công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau: (1,5 điểm)
Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi:
– Sao lại gọi là hoa chiều tàn?
– Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.


– Đằng ấy giỏi thật! Gì cũng biết!
Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp:
– Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung.
(Theo Trần Đức Tiến)
.................................................................................................................................
Câu 7. Đặt câu: (1,5 điểm)
a) Câu có chủ ngữ chỉ người:
.................................................................................................................................
b) Câu có vị ngữ chỉ hoạt động:
.................................................................................................................................
c) Câu có vị ngữ chỉ đặc điểm của sự vật:
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) NGÔI NHÀ TRONG CỎ (Trích)
Dưới lớp cỏ xanh rì, mặt đất đen ẩm ướt, dế than đang xây nhà. Chốc chốc
cậu dừng lại, cất tiếng hát say sưa. Khi dứt bài hát, dế than giật mình nghe thấy
một tràng pháo tay lộp bộp. Cào cào từ trên nhánh cỏ nhảy xuống:
– Tớ là cào cào. Tiếng hát của bạn hay quá! Theo Lý Lan
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn miêu tả cây bàng ở sân trường em. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo