SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 10 ĐỀ SỐ 10
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: MỘT TIỆC ĂN VẠ
Hôm ấy nhằm phiên chợ Đình, cái chợ mà cả làng Đ.G. đều sống về nó. Tôi
đi đến đầu làng ấy giữa lúc người làng đi chợ đương đông. Quái lạ! Làm sao hôm
nay không có đàn ông, trên đường rặt những đàn bà. Kẻ gồng rau, người gánh gạo,
bà này gồng chiếc lồng lợn, bà kia quẩy đôi lồng gà, hết lũ dài dến lũ ngắn, người
ta tiếng to tiếng nhỏ, nhao nhao nói chuyện với nhau.
- Khốn nạn! Trông thấy tình cảnh ông Sửu mà tôi thương quá. Hôm qua đến
giờ, bà vợ lúc nào nét mặt cũng ủ rầu rầu, ông chồng chỉ nằm thở dài, có lúc đấm
mãi hai tay vào ngực, hàm răng nghiến lại kèn kẹt...
Bà ấy còn định nói nữa, nhưng bị bà khác cướp lời:
- Tôi cũng ái ngại cho ông ấy. Tội nghiệp! Cả vợ lẫn chồng ai cũng hiền lành
biết điều, thật thà như đếm. Không hiểu cớ gì lại bị nhiều người ghét bỏ đến thế?
Phen này không khéo hết cả cơ nghiệp!
Một bà thứ ba nói xen: - Các bà là bậc nhân đức từ bi, các bà cứ thương ông
ấy. Riêng tôi, tôi chẳng thương một chút nào!... Anh em ít, cánh vế không có, thế
mà vẫn không biết thân, lại còn cứ bướng, thì ai người ta để cho yên lành!
Lại một bà nữa tiếp theo:
- Phải, bà nói phải đấy! Mình ở trong làng, sống nhờ làng, chết nhờ làng. Cái
người đã dám vác miệng chửi làng, thì bị trừng trị là đáng kiếp lắm. Hơi đâu mà thương.
Rồi một bà nữa cãi lại: - Các bà đừng nói thế, oan cho ông ta! Chẳng qua
ghét nhau thì họ gắp lửa bỏ vào bàn tay... chứ đời nào ông ấy dám động đến làng.
Luôn mấy năm nay, hết người này ăn hiếp, lại đến người kia đè lấn, ông ấy vẫn
nhịn như nhịn cơm sống, có dám bướng bỉnh với ai đâu!
Còn nữa! Làn sóng dư luận còn kéo dài mãi ở dọc đường. Nhưng nó mỗi lúc
mỗi theo những gánh gà lợn, rau gạo đi xa dần, nên khi bay lại tai tôi, không còn rõ
là tiếng gì nữa. Cố nhiên tôi không có ý nghe chi những chuyện giữa trời, nhưng vì
nó đã ngẫu nhiên lọt vào tai, tôi cũng ngẫu nhiên bận óc vì nó. “Chắc là trong làng
đã có người nào bị đánh bị trói gì đây”. Với câu phỏng đoán đó vơ vẩn trong óc,
tôi lững thững đi vào cổng làng. Người làng ở trong các xóm, lũ lượt kéo ra con
đường giữa làng, già có, trẻ có, con nít cũng có. Trái lại với quang cảnh của đoạn
đường lúc nãy, ở đây rất nhiều đàn ông, thỉnh thoảng mới có một người đàn bà.
Với những tiếng cười cười, nói nói, vui như đám hội, người ta đổ xô về nẻo cuối
làng. Xen lộn vào sự xôn xao của đám đông người, ở trong các xóm, lại có tiếng
lợn eng éc. “Không phải là chuyện đánh nhau, trói nhau, có lẽ người ta sắp sửa có
cuộc ăn uống. Phải rồi, hôm nay đàn ông vì bận ăn uống, nên mới nhường hết
quyền đi chợ Đình cho bọn đàn bà, đoạn này toàn là đàn ông”, tôi vừa cải chính cái
câu của tôi phỏng đoán mới rồi, vừa im lặng đi theo một con đường với lũ người
ấy. Và tôi đã từ biệt họ khi đến khỏi đình: họ đi tấp nập kéo vào điếm đình, thì tôi
rẽ sang nhà Khóa Trúc, người bạn đồng học với tôi năm xưa. Bởi vì chúng tôi có
hẹn trước nên lúc ấy anh Trúc đương vơ vẩn đón tôi ở chỗ đầu ngõ. Đường đi tuy
rằng hơi xa, nhưng nhà anh này lại ở kề với sân điếm và chỉ cách khu điếm một
bức rào bằng găng tây. Vào ngồi trong nhà anh ấy, tôi còn thấy rõ hết thảy cảnh
tượng trong điếm. Cái điếm rộng quá!
Ngoài một tòa chính ở giữa lại có hai tòa giải vũ kèm ở hai đầu, mỗi tòa độ
bốn năm gian. Đám người lúc nãy lần lượt tiến vào đến cửa điếm. Các ông già và
người cao tuổi lên thẳng tòa chính, còn người ít tuổi và đám con nít thì xuống hai
tòa giải vũ. Giây lát, ba bọn đàn ông lực lưỡng khiêng ba con lợn bị trói đặt vào
trước sân, và một lũ người khác đài tải tới đó đủ hết các thứ: bát, đĩa, dao, thớt, rổ,
rá và nồi ba mươi. Rồi đó, bọn này bắc nồi đun nước, bọn kia đè lợn chọc tiết. Bắt
đầu câu chuyện, tôi phải hỏi ngay anh Trúc:
- Đám ấy là đám gì, đám gì mà có đủ từ ông bạc đầu đến lũ trẻ con! Anh Trúc mỉm cười đáp:
- Đó là một đám ăn vạ!
Rồi vừa pha nước, anh ấy vừa tiếp:
- Cái tục ăn vạ, thiên hạ cũng nhiều nơi có. Nhưng mà có lẽ không đâu nặng
bằng làng tôi. Bởi vì theo lệ làng tôi, quyền hành của bốn “trùm nhất” lớn lắm, bao
nhiêu công việc trong làng đều do bọn họ quyết định, lý dịch cũng phải theo họ.
Người nào cưỡng lại với họ, ấy là họ sẽ tìm cách ăn vạ.
Như đã thấy tôi không hiểu “ăn vạ” là gì, anh Trúc uống cạn chén nước rồi thêm:
- Chắc anh chưa được chứng kiến cuộc ăn vạ nào thì phải! Có gì đâu, người
nào có lỗi với “làng” thì “làng” cứ việc mua lợn, mua rượu, mua gạo đem ra điếm
làng mà ăn. Phí tổn bao nhiêu, người có lỗi đó phải chịu. Hôm nay họ ăn vạ lão
Sửu. Tội nghiệp! Lão ấy hiền lành, thật thà nhất làng tôi đấy! Chỉ vì nhà đã lép vế,
lại có bát ăn, một hôm một ông trong bốn ông ‘trùm” đến nhà hỏi vay gánh lúa, lão
ta đi vắng, mụ vợ chối là không có, ông trùm kia lấy làm thù, cách vài hôm sau hắn
mượn việc làng sinh sự cãi nhau với lão ấy, rồi hắn vu cho lão ta chửi làng và đem
chuyện đó trình “làng”. “Làng” là bọn đó chứ có ai đâu! Chúng với hắn cũng như
một đào một kép, cho nên khi thấy hắn trình, chúng liền hùa nhau bắt vạ lão Sửu.
Anh Trúc rót chén nước nữa cho tôi, rồi tỏ vẻ ái ngại:
- Cuộc ăn vạ này, chúng làm hại lão ta đến hơn trăm bạc. Bởi vì chúng ăn to
lắm, ăn suốt từ trên đến dưới. Những đứa con nít toét mắt, ỏng bụng mà anh thấy
đó, cũng đều được ăn tất cả. Chúng nó cũng là “làng”. Hễ ai là “làng”, hôm nay
đều được ra ăn, chỉ trừ đàn bà và những trẻ con ẵm ngửa. Tôi vẫn chưa hiểu:
- Thế thì những tiền mua lợn, mua rượu, mua gạo đó ai ứng ra cho làng? Anh Trúc trả lời:
- Chẳng ai phải ứng hết thảy, họ đi mua chịu tất cả. Mà hễ họ đã hỏi mua, thì
ai cũng bán. Bởi vì bán chịu cho “làng” như thế, sau này có thể tính với khổ chủ
một giá rất cao và tính bao nhiêu, khổ chủ phải trả bấy nhiêu, không được bớt xén một đồng nào hết.
- Nếu như khổ chủ không chịu thì sao?
- Khổ chủ không chịu thì họ phải lấy tiền làng mà chi. Nhưng rồi họ sẽ họp
làng tại đình, đóng chiếc đinh cù vào cột đình và phát thệ rằng: “Nhà ấy đã không
thèm tuân lệ làng, từ sau trở đi, những lúc làng có ăn uống, không ai được ngồi với
người nhà ấy, và rồi nhà ấy có người nào chết, bất kì đàn ông, đàn bà, họ xa, họ
gần, làng sẽ không khiêng”. Ở thôn quê, cái người lúc sống không ai ngồi với, lúc
chết làng không khiêng cho, là người cực nhục, sống cũng như chết. Vì vậy từ xưa
đến nay, họ đã ăn vạ người nào, người ấy cứ phải bán nghiệp mà trả. Không ai dám bướng.
Anh ta đương nói, thì ở bên điếm, có tiếng nói lớn:
- Thưa “chạ”! Hôm nay từ trên già lão đến dưới trai đinh, tất cả hơn hai trăm
xuất, ăn ba con lợn có lẽ không đủ, xin “chạ” cho bắt thêm một con nữa.
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 10)
1.5 K
755 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa học kì 2 môn Ngữ Văn 10 bộ Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1509 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)