Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)

565 283 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 11 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa học kì 2 môn Ngữ Văn 10 bộ Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(565 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 10 ĐỀ SỐ 4
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: NGƯỜI TRONG BAO
Đây này, chẳng phải tìm đâu xa, cách đây khoảng hai tháng, ở thành phố có
một người mới chết tên là Bê-li-cốp, bạn đồng nghiệp của tôi, một giáo viên dạy
tiếng Hy Lạp. Chắc là anh cũng đã nghe tên ông này rồi. Hắn ta nổi tiếng về điều là
lúc nào cũng vậy, thậm chí cả vào khi rất đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và
nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông. Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả
quýt cũng để trong bao bằng da hươu; và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì
chiếc dao ấy cũng đặt trong bao; cả bộ mặt hắn ta nữa dường như cũng ở trong bao
vì lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên. Hắn đeo kính
râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, và khi ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng
cho kéo mui lên. Nói tóm lại, con người này lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt
thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo
vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài. Cuộc sống làm hắn khó chịu, ghê tởm đối
với hiện tại, lúc nào hắn cũng ca ngợi quá khứ, ngợi ca những gì không bao giờ có
thật. Mấy thứ ngôn ngữ cổ mà hắn dạy đối với hắn thật ra cũng chỉ là một thứ giày
cao su, một thứ ô che mà nhờ đó hắn có thể trốn tránh được cuộc sống thực.
… Cả ý nghĩ của mình, Bê li cốp cũng cố giấu vào bao. Đối với hắn, chỉ có
những chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm đoán điều này điều nọ mới là những cái rõ ràng.


Hắn có một thói quen kì quặc là đi hết nhà này đến nhà khác nơi bọn chúng
tôi ở. Hắn đến nhà giáo viên nào đó chẳng hạn, kéo ghế ngồi, chẳng nói chẳng
rằng, mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm vật gì. Hắn cứ ngồi im như phỗng thế rồi
độ một giờ sau thì cáo từ. Hắn gọi đó là “cách duy trì những mối quan hệ tốt với
bạn đồng nghiệp”. Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn. Thậm chí cả hiệu trưởng
cũng sợ hắn. Anh thử nghĩ mà xem, giáo giới chúng tôi là bọn người biết suy nghĩ,
rất nghiêm chỉnh, được giáo dục qua các tác phẩm của Tuốc-ghê-nhép và Sê-drin,
thế mà cái thằng cha quanh năm đi giày cao su và mang ô ấy đã khống chế cả
trường học chúng tôi suốt mười lăm năm trời. Mà đâu phải chỉ có trường học! Cả
thành phố nữa ấy! Các bà các cô tối thứ bảy không dám tổ chức diễn kịch tại nhà
nữa, sợ rằng nhỡ hắn biết thì lại phiền, giới tu hành khi có mặt hắn không dám ăn
thịt và đánh bài. Dưới ảnh hưởng của những kẻ như Bê-li-cốp, trong vòng mươi,
mười lăm năm trở lại đây, dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả. Sợ nói to,
sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ… […]
– Bê-li-cốp ở ngay cùng một nhà với tôi, – Bu-rơ-kin nói tiếp, – cùng một
tầng, cửa đối diện nhau. Tôi với hắn vẫn thường xuyên giáp mặt nhau, và tôi biết
rõ sinh hoạt ở nhà của hắn. Ở nhà hắn cũng sống thế thôi: cũng vẫn mặc áo khoác
ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then, có đủ sự ngăn cấm và hạn chế, lúc nào cũng sợ
nhỡ xảy ra chuyện gì. […]
Buồng ngủ của Bê-li-cốp chật như cái hộp. Khi nằm ngủ, hắn kéo chăn trùm
đầu kín mặt. Trong buồng nóng bức, ngột ngạt, gió thổi ngoài cửa sổ đóng kín mít,
lửa reo trong lò, có tiếng thở dài nghe dễ sợ vọng lên từ dưới bếp…
Nằm trong chăn, hắn cảm thấy rờn rợn. Hắn sợ nhỡ ra lại có chuyện gì, sợ
kẻ trộm chui vào nhà. Sau đó suốt đêm hắn nằm mơ toàn những điều khủng khiếp;
và buổi sáng, khi cùng đi đến trường với tôi, mặt hắn tái nhợt, rầu rĩ.


(Lược thuật một đoạn: Tuy sống thu mình, đơn độc, nhút nhát, nghi kị
nhưng Bê-li-cốp cũng đã tính chuyện lấy vợ. Đó là Va-ren-ca, chị gái của Cô-va-
len-cô, một giáo viên vừa mới về trường. Va-ren-ca tuổi chừng ba mươi, tính tình
hồn nhiên, nhí nhảnh, hay nói, hay hát, hay cười. Hai chị em có vẻ sống tự do,
phóng khoáng. Sự xuất hiện của hai chị em nhà này đã làm xao động không khí
tỉnh lẻ buồn chán. Thấy Bê-li-cốp có vẻ thích Va-ren-ca, mọi người nghĩ ra trò gán
ghép hai người. Ý định lấy vợ dần choáng ngợp tâm trí, nhưng hắn cứ lần lữa, đắn
đo, suy tính vì cứ sợ thế này thế nọ. Hắn gầy đi và hình như lại muốn chui sâu hơn
trong cái bao của mình. Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra: Hôm trước, vừa nhận
được bức tranh châm biếm “Một người tình si” của “một cậu ngỗ nghịch nào đó”
thì hôm sau, trong buổi đi chơi chủ nhật. Bê-li-cốp ngạc nhiên đến hoảng hốt khi
tận mắt chứng kiến cảnh hai chị em Va-ren-ca và Cô-va-len-cô phóng xe đạp vụt
qua. Buổi tối, Bê-li-cốp quyết định đến nhà Va-ren-ca, nhưng cô lại đi vắng nên chỉ gặp người em).
Bê-li-cốp ngồi yên, chẳng nói chẳng rằng chừng độ mười phút rồi lên tiếng:
– Tôi tìm đến anh để giãi bày tâm sự. Tôi rất buồn bực anh ạ. Có một tên vô
lại nào đó đã vẽ châm biếm tôi và một người gần gũi với cả hai chúng ta. Tôi thấy
có nghĩa vụ phải nói quả quyết với anh rằng tôi chẳng hề có liên quan gì tới một
chuyện như thế… Tôi chẳng hề làm điều gì sơ suất để cho mọi người giễu cợt như
vậy. Lúc nào tôi cũng xử sự như một người tử tế đứng đắn. […] Còn một điều nữa
tôi muốn nói với anh. Tôi thì vào nghề đã lâu, còn anh thì mới bắt đầu đi làm, nên
với tư cách là bạn đồng nghiệp đi trước, tôi thấy có nghĩa vụ phải nhắc nhở anh đôi
điều. Anh đã đi xe đạp và cách trò giải trí ấy hoàn toàn không hợp với tư thế của
một nhà giáo dục thiếu niên.
– Vì sao vậy? – Cô-va-len-cô hỏi lại bằng giọng trầm trầm.


– Chẳng lẽ điều này lại còn cần phải giải thích nữa sao? Chẳng lẽ đó lại là
điều khó hiểu ư? Nếu thầy giáo đi xe đạp thì học sinh sẽ làm gì? Lũ trẻ còn thiếu
nước đi đầu xuống đất thôi. Vả lại nếu không có chỉ thị nào cho phép thì ta không
được làm. Hôm qua tôi sợ phát kinh lên đấy! Khi tôi nhìn thấy chị của anh, mắt tôi
hoa lên. Đàn bà con gái mà đi xe đạp thì quả là chuyện kinh khủng!
– Nhưng mà ông muốn cái gì mới được chứ?
– Tôi chỉ muốn mỗi một điều là nhắc bảo anh. Anh còn trẻ, tương lai anh
còn ở phía trước, anh cần phải xử sự rất, rất thận trọng. Thế mà anh đã buông thả!
Ô! Anh đã buông thả mình quá chừng! Anh mặc áo thêu ra đường, đi ngoài phố lúc
nào anh cũng cầm theo sách này sách nọ, rồi bây giờ lại còn cưỡi xe đạp nữa.
Chuyện anh và chị anh đi xe đạp mà đến tai ông hiệu trưởng, rồi đến tai ông thanh
tra… Lúc ấy còn ra cái thể thống gì nữa không?
– Việc ta và chị ta đi xe đạp chẳng liên quan gì đến ai ca? – Cô-va-len-cô
nói, mặt đỏ gay. – Con nào thằng nào thò mũi vào chuyện riêng của nhà ta, ta cho chầu Diêm Vương tất!
Bê-li-cốp tái mặt đứng dậy.
– Nếu anh nói với tôi bằng cái giọng như thế thì tôi không thể tiếp tục nữa. –
Hắn ta nói. Và tôi cũng yêu cầu anh khi có mặt tôi, đừng bao giờ ăn nói như thế về
cấp trên. Anh cần phải có thái độ kính trọng đối với chính quyền.
– Hoá ra là ta đã nói gì động đến chính quyền sao? – Cô-va-len-cô hỏi, mắt
hằn học nhìn Bê-li-cốp. – Xin ông để cho ta yên! Ta là người trung thực và với
những người như “quý ngài” ta không muốn nói chuyện. Ta không ưa những tên mách lẻo.
Bê-li-cốp bối rối, luống cuống mặc lại áo ngoài, vẻ mặt đầy hoảng hốt. Bởi
đó là lần đầu tiên trong đời hắn phải nghe những lời nói thô bạo đến thế.


zalo Nhắn tin Zalo